Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. Oxit nào không bị hiđro khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. Oxit nào không bị hiđro khử?


Đáp án:

H2 không tác dụng với các oxit: Na2O, K2O, CaO...

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nêu những ưu điểm và nhược điểm chính của 3 phương pháp luyện thép.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy nêu những ưu điểm và nhược điểm chính của 3 phương pháp luyện thép.


Đáp án:

Phương pháp lò thổi oxy

– O2 tinh khiết nén dưới áp suất 10 atm được thổi đều trên bề mặt và trong lòng gang nóng chảy, do vậy oxi đã oxi hóa rất mạnh các tạp chất (Si, C,P,S,…)

– Ngày nay 80% thép được sản suất theo phương pháp này.

– Ưu điểm :Phản ứng trong lò gang tỏa nhiều nhiệt, nâng cao chất lượng thép, thời gian ngắn, sản suất được nhiều thép

– Nhược điểm: không sản suất được thép chất lượng cao

Phương pháp Mac-tanh (lò bằng)

– Nhiên liệu là khí đốt hoặc dầu cùng với không khí và oxi được phun vào phun vào lò để oxy hóa tạp chất trong gang

– Ưu điểm: Có thể bổ sung các nguyên tố trong thép và bổ xung các nguyên tố cần thiết để sản suất ra thép chất lượng cao

– Nhược điểm:Tốn nhiên liệu để đốt lò , từ 5 giờ đến 8 giờ.

Phương pháp lò điện

Nhiệt lượng sinh ra trong lò hồ quang điện giữa các điện cực bằng than chì và gang lỏng tỏa ra nhiệt độ 3000 độ C và dễ điều chỉnh hơn các lò trên.

– Ưu điểm là luyện được thép có các thành phần khó nóng chảy như vonfram, modipden

– Nhược điểm là mỗi mở không lớn, điện năng tiêu thụ cao

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Các số oxi hoá thường gặp của sắt là:


Đáp án:
  • Câu A. +2, +4.

  • Câu B. +2, +6.

  • Câu C. +2, +3.

  • Câu D. +3, +6.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

Đáp án:
  • Câu A. Cho kim loại Fe vào dng dịch Fe2(SO4)3

  • Câu B. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.

  • Câu C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl

  • Câu D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?


Đáp án:

nCu = 0,12 mol

nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol; nSO42- = 0,1 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,12      0,32       0,12

0,12      0,32       0,08       0,12

0            0             0,04

mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 0,6g một kim lại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 0,6g một kim lại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.


Đáp án:

Gọi kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại là M, kim loại M có 2 electron lớp ngoài cùng nên có hóa trị II.

M + 2H2O → M(OH)2 + H2.

nH2 = 0,336 : 22,4 =  0,015 mol.

nM = 0,015.

M = m/n = 0,6/0,015 = 40

Suy ra nguyên tử khối là 40u.

Vậy nguyên tố kim loại là Ca.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…