Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho thí dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho thí dụ.


Đáp án:

Trong nguyên tử, những electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố.

Thí dụ: Liti, natri có 1e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của kim loại, oxi và lưu huỳnh đều có 6e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của phi kim.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính V
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho lần lượt 23,2 gam Fe3O4 và 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tối thiểu để hòa tan các chất rắn trên là :

Đáp án:
  • Câu A. 0,7 lít

  • Câu B. 0,8 lít

  • Câu C. 0,9 lít

  • Câu D. 1 lít

Xem đáp án và giải thích
Các ion Mg2+ và Na+ đều có 10 e chuyển động xung quanh hạt nhân. Ion nào có bán kính nhỏ hơn? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các ion Mg2+ và Na+ đều có 10 e chuyển động xung quanh hạt nhân. Ion nào có bán kính nhỏ hơn? Vì sao?



Đáp án:

Mg2+ và Na+ đều có 2 lớp electron (2e và 8e), nhưng Mg2+ có bán kính nhỏ hơn Na+ (0,065 nm và 0,095 nm). Nguyên nhân: Lực hút của hạt nhân đến các electron (10 e) của nguyên tử Mg (12+) lớn hơn lực hút của hạt nhân nguyên tử Na (11 +).


Xem đáp án và giải thích
Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là bao nhiêu?


Đáp án:

Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là 7.

CH3 – CH(CH3) – CH = CH2; CH3 – C(CH3) = CH – CH3; CH2 = C(CH3) – CH2 – CH3

CH3 – C(CH3) = C = CH2; CH2 = C(CH3) – CH= CH2; CH3 – CH(CH3) – C≡CH;

CH2 = C(CH3) – C≡CH

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Na2CO3; NaHCO3 và KHCO3 cho phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 25g kết tủa. Nếu cho X vào dung dịch HCl dư thì được bao nhiêu lít CO2 đktc
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Na2CO3; NaHCO3 và KHCO3 cho phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 25g kết tủa. Nếu cho X vào dung dịch HCl dư thì được bao nhiêu lít CO2 đktc?


Đáp án:

Bảo toàn C ta có: nCO32- + nHCO3- = nCaCO3 = 0,25 mol

X + HCl → CO2

nCO2 = nCO32- + nHCO3- = 0,25 mol ⇒ V = 5,6 lít

Xem đáp án và giải thích
FeS2 + O2 to→ A + B A  + O2 to→ C C + D → Axit E E + Cu → F + A + D A + D → Axit G Xác định A, B, C, D, E, F, G và hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

FeS2 + O2 A + B

A  + O2 C

C + D → Axit E

E + Cu → F + A + D

A + D → Axit G

Xác định A, B, C, D, E, F, G và hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học trên.


Đáp án:

(1) 4FeS2 + 11O2      8SO2 + 2Fe2O3

(2) 2SO2 + O2  - 2SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) 2H2SO4 + Cu → CuSO+ SO2 + 2H2O

(5) SO2 + H2O → H2SO3

A: SO2

B: Fe2O3

C: SO3

D: H2O

E: H2SO4

F: CuSO4

G: H2SO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…