Trong một bình kín dung tích không đổi 16,8 lít chứa khí Cl2 (đktc) và một ít bột kim loại M. Sau khi phản ứng hoàn toàn giữa Cl2 và M, áp suất khí trong bình còn lại 0,8 atm, lượng muối tạo thành là 16,25 gam. Nhiệt độ bình không đổi 0°C, thể tích kim loại M và muối rắn của nó không đáng kể. Xác định kim loại M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong một bình kín dung tích không đổi 16,8 lít chứa khí Cl2 (đktc) và một ít bột kim loại M. Sau khi phản ứng hoàn toàn giữa Cl2 và M, áp suất khí trong bình còn lại 0,8 atm, lượng muối tạo thành là 16,25 gam. Nhiệt độ bình không đổi 0°C, thể tích kim loại M và muối rắn của nó không đáng kể. Xác định kim loại M



Đáp án:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl dư tạo ra 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư tạo ra 5,75 gam hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O dung dịch thu được sau phản ứng chỉ có hai muối. Thể tích của hỗn hợp Y (đktc) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl dư tạo ra 8,96 lít khí H2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư tạo ra 5,75 gam hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O dung dịch thu được sau phản ứng chỉ có hai muối. Thể tích của hỗn hợp Y (đktc) là bao nhiêu?


Đáp án:

nNO = x mol; nN2O = y mol;

⇒ 30x + 44y = 5,75 g (1)

Bảo toàn e ta có: ne cho = ne nhận = 2nH2 = 0,8mol

⇒ 3x + 8y = 0,8 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,1 mol; y = 0,0625 mol ⇒ VY = 3,64 lít

Xem đáp án và giải thích
Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau: Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết. Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm. Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút. Cho các nhận định sau: (a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH. (b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat. (c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương. (d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự. (e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO. Số nhận định đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau:

Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.

Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.

Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.

Cho các nhận định sau:

(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH.

(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.

(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.

(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.

(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO.

Số nhận định đúng là


Đáp án:

Nhận định đúng (a), (b), (c)

Xem đáp án và giải thích
Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ : a)  Có nhiều nhóm OH ở những nguyên tử cacbon kề nhau. b)  Tổng số nhóm OH trong phân tử là 5. c)   Có nhóm chức xeton. d)   Có mạch cacbon không phân nhánh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ :

a)  Có nhiều nhóm OH ở những nguyên tử cacbon kề nhau.

b)  Tổng số nhóm OH trong phân tử là 5.

c)   Có nhóm chức xeton.

d)   Có mạch cacbon không phân nhánh.

 


Đáp án:

a) fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam chứng tỏ phân tử fructozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau

b) fructozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm OH

c) fructozơ cộng Hidro cho poliancol C6H14O6 chứng tỏ phân tử có nhóm chức xeton

d) khử hoàn toàn fructozơ thu được hexan chứng tỏ có 6 nguyên tử C trong phân tử fructozơ tạo thành một mạch không phân nhánh.




Xem đáp án và giải thích
Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là


Đáp án:
  • Câu A. Hematit.

  • Câu B. Manhetit.

  • Câu C. Pirit.

  • Câu D. Xiđerit.

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) K + O2 → K2O b) Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu c) NaOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4 Lập phương trình hóa học của mỗi phản ứng và cho biết tỉ lệ só nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất trong phản ứng ( tùy chọn).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

   a) K + O2 → K2O

   b) Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu

   c) NaOH + Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 + Na2SO4

   Lập phương trình hóa học của mỗi phản ứng và cho biết tỉ lệ só nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất trong phản ứng ( tùy chọn).

 


Đáp án:

a) 4K + O2 → 2K2O

   Số nguyên tử K : số phân tử O2 = 4:1

   Số nguyên tử K : số phân tử K2O = 4:2 = 2:1

   b) 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu

   Số nguyên tử Al : số phân tử CuCl2 = 2:3

   Số phân tử CuCl2 : số phân tử AlCl3 = 3:2

   c) 6NaOH + Fe2(SO4)3 → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3

   Số phân tử NaOH : số phân tử Fe2(SO4)3 = 6:1

   Số phân tử Na2SO4 : số phân tử 2Fe(OH)3 = 3:2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…