Trong bảng tuần hoàn, nhóm A nào gồm tất cả các nguyên tố là kim loại? Nhóm nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim?Nhóm nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điếm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong bảng tuần hoàn, nhóm A nào gồm tất cả các nguyên tố là kim loại? Nhóm nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim?Nhóm nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điếm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.


Đáp án:

- Nhóm A gồm các nguyên tố là kim loại: Nhóm IA có 1 electron lớp ngoài cùng (trừ H). Nhóm IIA có 2e lớp ngoài cùng

- Nhóm A gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim: Nhóm VIIA có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Nhóm VIA có 6e lớp ngoài cùng ( Trừ Po)

- Nhóm gồm các khí hiếm: Nhóm VIIIA có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Quá trình tác dụng giữa cacbon và canxi oxit sẽ tạo thành canxi cacbua hay còn gọi là quá trình sản xuất

Đáp án:
  • Câu A. axetylen

  • Câu B. canxi xianamit

  • Câu C. thép

  • Câu D. đất đèn

Xem đáp án và giải thích
Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?


Đáp án:

nFeCO3 = 0,1 mol ⇒ Fe(NO3)3 = 0,1 mol ⇒ nNO3- = 0,3 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → Cu2+ + 2NO + 4H2O

nCu = 3/2. nNO3- = 0,45 mol

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

nCu = 1/2. nFe3+ = 0,05

⇒ ∑nCu = 0,5 ⇒ mCu = 32 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit clohidric

- Tiến hành TN:

   + Điều chế Cu(OH)2: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dd CuSO4, gạn lấy kết tủa thu được Cu(OH)2 ).

   + Bỏ vào 4 ống nghiệm các chất rắn:

ống 1: 1 ít Cu(OH)2 màu xanh; ống 2: 1 ít bột CuO màu đen ; ống 3: 1 ít bột CaCO3 màu trắng; ống 4: 1 viên kẽm

   + Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 ít dd HCl, lắc nhẹ.

- Hiện tượng, giải thích:

   + ống 1: lúc đầu Cu(OH)2 có màu xanh đậm, sau khi nhỏ HCl vào Cu(OH)2 tan tạo thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch CuCl2 màu xanh.

PTHH: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

   + ống 2: CuO màu đen chuyển thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với CuO tạo thành dung dịch CuCl2 màu xanh

PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

   + ống 3: chất bột tan, xuất hiện bọt khí

Do HCl đã hòa tan CaCO3 tạo khí CO2

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

   + ống 4: kẽm tan, xuất hiện bọt khí

HCl đã hòa tan Zn tạo khí H2

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2. Thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của nước Gia-ven

- Tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml nước Gia-ven.

Bỏ tiếp vào ống nghiệm 1 miếng vải hoặc giấy màu

- Hiện tượng: Miếng giấy màu bị mất màu

- Giải thích: Nước Gia-ven có tính oxi hóa mạnh nên đã làm mất màu miếng giấy.

3. Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.

- Tiến hành TN: Cho vào 4 bình nhỏ

Bình 1: dung dịch NaBr, bình 2: dung dịch HCl, bình 3: dung dịch NaI, bình 4: dung dịch NaCl.

   + Bước 1: Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử

   + Bước 2: Nhỏ vài giọt dd AgNO3 lần lượt vào các bình

- Hiện tượng:

   + Sau khi nhúng quỳ tím nhận thấy bình 2 quỳ tím chuyển thành màu đỏ, các bình còn lại quỳ tím không đổi màu

   + Sau khi nhỏ AgNO3 vào 3 bình còn lại thấy:

• Bình 1: Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt

• Bình 3: Xuất hiện kết tủa vàng nâu

• Bình 4: Xuất hiện kết tủa trắng

- Giải thích

   + HCl là axit nên làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ

   + AgNO3 đã phản ứng với các muối NaBr, NaI, NaCl cho các kết tủa có màu khác nhau:

AgCl kết tủa màu trắng, AgBr kết tủa màu vàng nhạt, AgI kết tủa màu vàng nâu

PTHH:

AgNO3 + NaCl → AgCl ↓trắng + NaNO3

AgNO3 + NaBr → AgBr ↓vàng nhạt + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI ↓vàng nâu + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho một ví dụ về mạng tinh thể kim loại và cho biết liên kết trong tinh thể kim loại được tạo thành như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho một ví dụ về mạng tinh thể kim loại và cho biết liên kết trong tinh thể kim loại được tạo thành như thế nào?


Đáp án:

Mạng tinh thể kim loại natri là mạng lập phương tâm khối. Lực liên kết trong tinh thể kim loại được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại ở nút mạng tinh thể với các electron hóa trị chuyển động tương đối tự do.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 3,24 gam kim loại X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,032 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Kim loại X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 3,24 gam kim loại X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,032 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Kim loại X là


Đáp án:

Ta có: nH2 = 0,18 mol

Kim loại X hóa trị n, bảo toàn electron: (3,24n)/X = 0,18.2

=> X = 9n

=> n = 3 và X = 27

=> X là Al.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…