Trong 100 ml dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 100 ml dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?


Đáp án:

Số mol CuSO4 có trong dung dịch là: nCuSO4 = 0,2 mol

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:

CM = 0,2/0,1 = 2 (mol/l) hay 2M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa axit 2-aminopropanoic với NaOH, H2SO4; CH3OH khi có mặt khí HCl bão hòa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa axit 2-aminopropanoic với NaOH, H2SO4; CH3OH khi có mặt khí HCl bão hòa.


Đáp án:

CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH → CH3-CH(NH2)-COONa + H2O.

CH3-CH(NH2)-COOH + H2SO4 → CH3-CH(NH3HSO4)-COOH .

CH3-CH(NH2)-COOH + CH3OH + HCl <=HClbh=>CH3-CH(NH2)-COOCH3 + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?


Đáp án:

Điểm giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

Điểm khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: sự oxi hóa chậm không phát sáng còn sự cháy có phát sáng.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc -aminoaxit được gọi là polipeptit.

  • Câu B. Các protein đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

  • Câu C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc -aminoaxit được gọi là đipeptit.

  • Câu D. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO-NH được gọi là đipeptit.

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt glucozơ, saccarozơ, và tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ, và hồ tinh bột có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử ?


Đáp án:
  • Câu A. AgNO3/NH3 và NaOH

  • Câu B. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.

  • Câu C. HNO3 và AgNO3/NH3.

  • Câu D. Nước brom và NaOH.

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết công thức hoá học của các a) bazơ ứng với những oxit sau : Na2O, BaO, Al2O3, Fe2O3. b) oxit ứng với những bazơ sau : KOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức hoá học của các

a) bazơ ứng với những oxit sau : Na2O, BaO, Al2O3, Fe2O3.

b) oxit ứng với những bazơ sau : KOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2.


Đáp án:

a) Công thức hoá học của bazơ ứng với những oxit : NaOH tương ứng với Na2O ; Ba(OH)2 → BaO ; Al(OH)3 → Al2O3 ; Fe(OH)3 → Fe2O3.

b) Công thức hoá học của oxit ứng với những bazơ : K2O → KOH ; CaO → Ca(OH)2 ; ZnO → Zn(OH)2 ; CuO → Cu(OH)2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…