Trộn V1 ml dung dịch NaOH có pH = 13 với V2 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 11, thu được dung dịch mới có pH = 12. Tỉ số V1 : V2 có giá trị là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn V1 ml dung dịch NaOH có pH = 13 với V2 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 11, thu được dung dịch mới có pH = 12. Tỉ số V1 : V2 có giá trị là gì?


Đáp án:

Ban đầu nOH- = 0,1. V1 + 0,002. V2

pH = 12

=> [0.1V1 + 0,001V2]/[V1 + V2] = 0,01

=>V1 : V2 = 1 : 10

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn. Tìm m gam?


Đáp án:

Ta có pH = 13 ⇒ pOH = 14 – 13 = 1 ⇒ [OH-] = 0,1 M ⇒ nOH- = 0,1. 0,5 = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

Ta có: mbazơ = mkim loại + mOH- = 2,22 + 0,05. 17 = 3,07 g

Xem đáp án và giải thích
Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây ra bệnh loãng xương?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây ra bệnh loãng xương?



Đáp án:
  • Câu A. Sắt

  • Câu B. Kẽm

  • Câu C. Canxi

  • Câu D. Photpho

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, có cùng công thức phân từ và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, có cùng công thức phân từ và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là?


Đáp án:

nCO2 = 0,32 mol; nH2O = 0,16 mol; nO2= 0,36 mol;

Bảo toàn O: 2nE + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇒ nE = 0,04 mol ( CxHyO2)

0,04x = 0,32 ⇒ x = 8; 0,04y = 2. 0,16 ⇒ y = 8

CTPT: C8H8O2.

HCOOCH2C6H5; HCOOC6H4CH3; CH3COOC6H5; C6H5COOCH3

nX < nNaOH = 0,07 mol < 2nX

⇒ có 1 este của phenol: 0,07 – 0,04 = 0,03 mol

⇒ nH2O = 0,03 mol; nancol = 0,01 mol

Bảo toàn khối lượng: mancol = 0,04.136 + 2,8 – 6,62 – 0,03.18 = 1,08 gam

⇒ Mancol = 108 (C6H5CH2OH)

=> 2 este: HCOOCH2C6H5: 0,01 mol & CH3COOC6H5: 0,03 mol

=> HCOONa: 0,01 mol & CH3COONa: 0,03 mol

=> m = 3,14g

Xem đáp án và giải thích
Cho 50 ml dung dịch amoniac có hòa tan 4,48 lít khí NH3 (đktc) tác dụng với 450 ml dung dịch H2SO4 1M. Viết phương trình hóa học Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch thu được. Coi các chất điện li hoàn toàn thành ion và bỏ qua sự thủy phân của ion NH+4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 50 ml dung dịch amoniac có hòa tan 4,48 lít khí  tác dụng với 450 ml dung dịch  1M.

Viết phương trình hóa học

Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch thu được. Coi các chất điện li hoàn toàn thành ion và bỏ qua sự thủy phân của ion 





Đáp án:

Số mol NH3 là 0,2 mol, số mol  0,45 mol

Thể tích dung dịch 500 ml =0,5 lít

Sau phản ứng  còn dư : 0,45 – 0,1 =0,35 (mol)

Vì bỏ qua sự thủy phân của ion  và coi  phân li hoàn toàn thành ion, ta có :

Nồng độ mol của các ion trong dung dịch :

CH+ = (0,35.2) : 0,5 = 1,4M

CNH4+ = (2.0,1) : 0,5 = 0,4M

CSO42- = (0,35 + 0,1) : 0,5 = 0,9M




Xem đáp án và giải thích
Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH). Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa ( Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH).

   Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa ( Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.


Đáp án:

 - So với thí nghiệm ở SGK, thí nghiệm này có ít bọt khí xuất hiện trên bề mặt mảnh sắt, khí thoát ra khỏi dung dịch giấm ăn chậm, mảnh sắt tan dần chậm hơn mảnh Zn.

   - Khí thoát ra là khí hidro.

   - Nhận biết:

   * Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là khí H2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…