Trình bày ứng dụng của magie oxide
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày ứng dụng của magie oxide


Đáp án:

- Magie oxit được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt và thép, các kim loại màu, thủy tinh hay xi măng.

- Magie oxit và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nó được sử dụng để tạo các hợp kim nhôm - magie dùng trong sản xuất vỏ đồ hộp, cũng như trong các thành phần cấu trúc của ô tô và máy móc.

- Magie oxit còn được sử dụng trong kỹ thuật chế tạo pháo hoa do tạo ra các tia rất sáng và lập lòe, magiê là một ví dụ, hoàn toàn trái ngược với các kim loại khác nó cháy ngay cả khi nó không ở dang bột.

- Trong vật liệu gốm: Magie oxit được dùng trong vật liệu gốm nhờ hai đặc tính quan trọng là độ giãn nở nhiệt thấp và khả năng chống rạn men. Trong men nung nhiệt độ cao, chất này là một chất trợ chảy tạo ra men chảy lỏng có độ sệt cao, sức căng bề mặt lớn, đục và sần.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các thí nghiệm sau: (1). Sục etilen vào dung dịch brom trong CCl4. (2). Cho phenol vào dung dịch đun nóng chứa đồng thời HNO3 đặc và H2SO4 đặc. (3). Cho axit stearic vào dung dịch Ca(OH)2. (4). Cho phenol vào nước brom. (5). Cho anilin vào nước brom. (6). Cho glyxylalanin vào dung dịch NaOH loãng, dư. (7). Cho HCOOH vào dung dịch AgNO3/NH3. Số thí nghiệm có kết tủa xuất hiện là

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?


Đáp án:

Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Xem đáp án và giải thích
hực hiện hai thí nghiệm: 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO. 2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tìm biểu thức quan hệ giữa V1 và V2?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện hai thí nghiệm:

1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.

2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.

Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tìm biểu thức quan hệ giữa V1 và V2?


Đáp án:

Có nCu = 0,06 mol.

PTHH: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

- Thí nghiệm 1: nH+ = nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng Cu dư → nNO = nH+: 4 = 0,02 mol.

- Thí nghiệm 2: nH+ = 0,16 mol; nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng NO3- dư → nNO = 0,04 mol.

Tỷ lệ V1 :V2 = 1:2 mol.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 g. a)   Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. b)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4. Giả thiết Cu giải phóng ra đều bám hết vào đinh sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 g.

a)   Viết phương trình hoá học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.

b)  Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.

Giả thiết Cu giải phóng ra đều bám hết vào đinh sắt.

 


Đáp án:

 a) Fe +       CuSO4 →    FeSO4               +       Cu              (1)

   Fe +         Cu2+ →       Fe2+ +       Cu                                  (2)

Chất khử     chất oxi hóa

b) Theo (1) cứ 1 mol CuSO4 phản ứng làm khối lượng đinh sắt tăng 8 g

x mol <-------------------------------------------------------- 0,8 g

x = (1.0,8) : 8 = 0,1 mol

ồng độ mol của dung dịch CuSO4 là :

= (0,1.1000) : 200 = 0,5M

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3 lít dung dịch có pH = 13. Tìm hai kim loại kiềm đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3 lít dung dịch có pH = 13. Tìm hai kim loại kiềm đó.


Đáp án:

pH = 13 ⇒ [OH-] = 0,1M ⇒ nOH- = 0,3 mol

M (0,3 ) + H2O → M+ + OH- (0,3) + 1/2 H2

⇒ 23(Na) < M = 10,1/0,3 = 33,67 < 39 (K)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…