Trình bày tính chất hóa học của magie nitrat
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất hóa học của magie nitrat


Đáp án:

- Mang tính chất hóa học của muối

Bị phân hủy bởi nhiệt:

2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2

Tác dụng với muối

Mg(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + MgCO3

Tác dụng với dung dịch bazo

Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaNO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho biết thành phần theo khối lượng của một số hợp chất, hãy tìm công thức hóa học của chúng: - Hợp chất A: 0,2 mol hợp chất có chứa 4,6g Na và 7,1g Cl. - Hợp chất B: 0,03 mol hợp chất có chứa 0,36g C và 0,96g O. - Hợp chất C: 0,02 mol hợp chất có chứa 4,14g Pb và 0,32g O. - Hợp chất D: 0,04 mol hợp chất có chứa 0,08 mol nguyên tử Fe và 0,12 mol nguyên tử O. - Hợp chất E: 0,02 mol hợp chất có 0,04 mol nguyên tử Na, 0,02mol nguyên tử C và 0,06 mol nguyên tử O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết thành phần theo khối lượng của một số hợp chất, hãy tìm công thức hóa học của chúng:

   - Hợp chất A: 0,2 mol hợp chất có chứa 4,6g Na và 7,1g Cl.

   - Hợp chất B: 0,03 mol hợp chất có chứa 0,36g C và 0,96g O.

   - Hợp chất C: 0,02 mol hợp chất có chứa 4,14g Pb và 0,32g O.

   - Hợp chất D: 0,04 mol hợp chất có chứa 0,08 mol nguyên tử Fe và 0,12 mol nguyên tử O.

   - Hợp chất E: 0,02 mol hợp chất có 0,04 mol nguyên tử Na, 0,02mol nguyên tử C và 0,06 mol nguyên tử O.


Đáp án:

   - Hợp chất A:

nNa = 0,2 mol

nCl = 0,2 mol

 Cứ 0,2 mol hợp chất A có chứa 0,2 mol Na và 0,2 mol Cl.

   Suy ra 1 mol hợp chất A có chứa 1 mol Na và 1 mol Cl.

   Vậy công thức hóa học đơn giản của A là NaCl.

  - Hợp chất B:

nC = 0,03 mol

nO = 0,06 mol

Vậy 0,03mol phân tử B có chứa 0,03 mol phân tử C và 0,06 mol nguyên tử O.

   Suy ra 1 mol phân tử B có chứa 1 mol nguyên tử C và 2 mol nguyên tử O.

   →Công thức hóa học của B là CO2

   - Hợp chất C:

nPb = 0,02 mol

nO = 0,02 mol

   Vậy 0,02 mol phân tử C có chứa 0,02 mol nguyên tử Pb và 0,02 mol nguyên tử O.

   Suy ra 1 mol phân tử C có chứa 1 mol nguyên tử Pb và 1 mol nguyên tử O.

   →Công thức của phân tử C là: PbO.

   - Hợp chất D:

   Theo đề bài: 0,04 mol phân tử D có 0,08 mol Fe và 3 mol O.

   Vậy 1 mol phân tử D có: 2 mol Fe và 0,12 mol O.

   → Công thức hóa học của D là Fe2O3.

   - Hợp chất E:

   Cho biết: 0,02 mol phân tử E có 0,04 mol Na kết hợp 0,02 mol C và 0,06 mol nguyên tử O.

   Vậy 1 mol phân tử E co 2 mol Na kết hợp 1 mol C và 3 mol O.

   Công thức hóa học của E là Na2CO3.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hãy chọn câu đúng trong các câu sau


Đáp án:
  • Câu A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon không phản ứng cộng thêm hiđro.

  • Câu B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có công thức phân tử CnH2n+2

  • Câu C. Hiđrocacbon không no là hiđrocacbon có phản ứng cộng với hiđro.

  • Câu D. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

Xem đáp án và giải thích
Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Vì chỉ sinh ra khí NO nên ta có:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

            0,4         0,1         0,15

Nên sau khi cô cạn dung dịch X ta có: 0,15 mol Cu2+; 0,1 mol NO3-; 0,1 mol SO42-

→ mmuối khan = 25,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Yêu cầu làm như bài tập 16.2, theo sơ đồ của phản ứng sau: a) KClO3 → KCl + O2; b) NaNO3 → NaNO2 + O2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Yêu cầu làm như bài tập 16.2, theo sơ đồ của phản ứng sau:

   a) KClO3 → KCl + O2;     b) NaNO3 → NaNO2 + O2


Đáp án:

   a) 2KClO3 → 2KCl + 3O2

   Số phân tử KClO3 : số phân tử KCl : số phân tử O2 = 2:2:3

   b) 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

   Số phân tử NaNO3 : số phân tử NaNO2 : số phân tử O2 = 2:2:1

Xem đáp án và giải thích
Bài tập kim loại sắt tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lit dung dịch Cu(NO3)2 0,2M. Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lit dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều bằng nhau. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2


Đáp án:
  • Câu A. V1 = 5V2.

  • Câu B. V1 = 2V2.

  • Câu C. V1 = 10V2.

  • Câu D. 10V1 = V2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…