Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng.


Đáp án:

- Cho 3 chất lỏng tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là stiren.

- Với 2 hỗn hợp phản ứng còn lại ta đem đun nóng, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 (nóng) thì là toluen, còn lại là benzen.

 

 

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Theo số liệu ở SGK hóa 10. Hãy tính: a) Khối lượng (g) của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron). b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo số liệu ở SGK hóa 10. Hãy tính:

a) Khối lượng (g) của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron).

b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử.


Đáp án:

a) Khối lượng của nguyên tử nitơ:

Tổng khối lượng của electron: 7.9,1.10-28 = 63,7.10-28(gam)

Tổng khối lượng của proton: 7.1,67.10-24 = 11,69.10-27(gam)

Tổng khối lượng của nơtron: 7.1,675.10-24 = 11,725.10-24 (gam)

Khối lượng của nguyên tử nitơ:

mnguyên tử = tổng mp + tổng mn + tổng me = 23,42.10-24 g

b) Tỉ số khối lượng của electron so với khối lượng nguyên tử nitơ:

me/mnguyên tử = 3/1000

Từ kết quả trên, ta có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân nguyên tử.

 

Xem đáp án và giải thích
Khi hoà tan 6 gam hợp kim gồm Cu, Fe và AI trong axit clohiđric dư thì tạo thành 3,024 lít H2 (đktc) và còn lại 1,86 gam kim loại không tan. a) Viết các phương trình hoá học. b) Xác định thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi hoà tan 6 gam hợp kim gồm Cu, Fe và AI trong axit clohiđric dư thì tạo thành 3,024 lít H2 (đktc) và còn lại 1,86 gam kim loại không tan.

a) Viết các phương trình hoá học.

b) Xác định thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.


Đáp án:

a) Khi hoà tan hợp kim gồm 3 kim loại Fe, Cu và Al trong dung dịch HCl dư thì Cu không tác dụng, khối lượng 1,86 gam là khối ỉượng Cu. Gọi số mol Fe là x mol, Al là y mol.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

nFe = x mol

nAl = y mol

nH2 = 3,024/22,4 = 0,135

Ta có hệ phương trình

56x + 27y = 6 - 1,86 = 4,14

x + 3/2y = 0,135

=> x = 0,045; y = 0,06

mFe = 0,045 x 56 = 2,52g; mAl = 0,06 x 27 = 1,62g

Từ đó ta tính được thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.

Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng thêm một hoá chất, nêu cách phân biệt các oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng thêm một hoá chất, nêu cách phân biệt các oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO.


Đáp án:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Cho nước vào từng ống nghiệm đã đựng sẵn mẫu thử

Mẫu thử nào tan trong nước là K2O và CaO

K2O + H2O → 2KOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

Mẫu thử không tan là Al2O3 và MgO

Sục khí CO2 vào mẫu thử đã tan trong nước, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là CaCO3, chất ban đầu là CaO

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Mẫu thử không có kết tủa => chất ban đầu là K2O

Cho NaOH dư vào 2 chất rắn không tan trong nước

Chất nào tan ra => chất rắn ban đầu là Al2O3

Al2O3 + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + H2

Chất rắn còn lại không tan là MgO

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền vào bảng so sánh crăckinh nhiệt và crăckinh xúc tác sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền vào bảng so sánh crăckinh nhiệt và crăckinh xúc tác sau


Đáp án:

Crackinh nhiệt Crackinh xúc tác
Mục đích chủ yếu Tạo anken, làm monome để sản xuất polime Chuyển hợp chất mạch dài có ts cao thành xăng nhiên liệu
Điều kiện tiến hành Nhiệt độ cao Có xúc tác, nhiệt độ thấp hơn
Sản phẩm chủ yếu Anken Xăng có chỉ số octan cao hơn
Sản phẩm khác Ankan, dùng làm nhiên liệu cho crackinh Khí, dầu.

Xem đáp án và giải thích
Phân tử XY3 có tổng số các hạt proton, electron, nowtron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76. Công thức hóa học của XY3 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử XY3 có tổng số các hạt proton, electron, nowtron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76. Công thức hóa học của XY3 là gì?


Đáp án:

2pX + nX + 3(2pY + nY) = 196

2pX + 6nY – (nX + 3nY) = 60

6nY – 2pX = 76

⇒ pY = 17; pX = 13 ⇒ AlCl3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…