Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên
Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl
Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S
Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑
Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O
Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3
K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑+ H2O
Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Tìm m?
Mg + 2FeCl3 → MgCl2 + FeCl2
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
→ muối khan gồm: 0,2 mol MgCl2 và 0,1 mol FeCl2
→ m = 31,7 gam
Có 6 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các muối cùng nồng độ sau :
Bước 1 : Dùng các thuốc thử để phân biệt các gốc sunfat, clorua, nitrat.
Tiến hành như sau : Cho dung dịch vào các ống nghiệm đựng dung dịch thử. Nếu có kết tủa trắng, đó là , không có hiện tượng gì là muối clorua và muối nitrat.
Cho dung dịch vào các ống nghiệm đựng muối clorua và muối nitrat. Nếu có kết tủa trắng, đó là , không có hiện tượng gì là muối nitrat.
Bước 2 : Dùng đinh sắt nhận biết magie và đồng.
Tiến hành như sau : Thả đinh sắt lần lượt vào từng cặp muối của magie hoặc của đồng. Nếu có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt, đó là các muối của đồng : . Nếu không có hiện tượng gì là muối của magie : .
Cân lấy 10,6g Na2CO3 cho cốc chia độ có dung tích 0,5 lít. Rót từ từ nước cất vào cốc cho đến vạch 200ml. Khuấy nhẹ cho Na2CO3 tan hết, ta được dung dịch. Biết 1ml dung dịch này cho lượng là 1,05g.
Hãy xác định nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol/l của dung dịch vừa pha chế được.
Nồng độ % của dung dịch Na2CO3.
Mdd = V.d = 200 x 1,05 = 210g dung dịch Na2CO3.
C% Na2CO3 = (10,6/210).100% = 5,05%
Nồng độ mol/l của dung dịch.
200ml = 0,2l.
nNa2CO3 = 0,1 mol
=> CM = 0,5M
Lấy ba thí dụ phản ứng hóa hợp thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử và ba thí dụ phản ứng hóa hợp không là loại phản ứng oxi hóa – khử.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). Tìm CTPT của amin
Đặt X là CxHyN
nC = nCO2 = 5,376/22,4 = 0,24 mol.
nH = 2 × nH2O = 2 × 7,56/18 = 0,84 mol.
nN = 2 × nN2 = 2 × 1,344/22,4 = 0,12 mol.
Ta có x: y: 1 = 0,24: 0,84: 0,12 = 2: 7: 1
=> C2H7N.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB