Tính thể tích khí oxi (đktc) phản ứng khi đốt cháy hết 3,6 g C ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích khí oxi (đktc) phản ứng khi đốt cháy hết 3,6 g C ?


Đáp án:

nC =  0,3 mol

C + O2 --t0--> CO2

0,3 → 0,3 (mol)

Vậy VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 61,20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3, Zn(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,6 mol HCl, thu được 10,08 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản thu được m gam muối khan. Biết tỉ lệ mol giữa Mg và Al2O3 tương ứng là 1 : 3. Giá trị m và phần trăm số mol của Zn(NO3)2 trong hỗn hợp X là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 61,20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3, Zn(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,6 mol HCl, thu được 10,08 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản thu được m gam muối khan. Biết tỉ lệ mol giữa Mg và Al2O3 tương ứng là 1 : 3. Giá trị m và phần trăm số mol của Zn(NO3)2 trong hỗn hợp X là:


Đáp án:

Giải

Ta có: nHCl = 3,6 mol

nNO= 10,08 : 22,4 = 0,45 mol

Áp dụng BTNT H ta có : 2nH2O = nHCl => nH2O = 0,5.nHCl = 0,5.3,6 = 1,8 mol

Theo định luật BTKL ta có : mX + mHCl = mNO + m muối + mH2O

=> 61,20 + 3,6.36,5 = 0,45.30 + m muối + 18.1,8

=> m muối = 146,7 gam

Ta có nH+ pư = 4nNO + 2nO oxit => 3,6 = 4.0,45 + 2nO oxit

=>nO oxit = 0,9 mol

Từ đó ta có nAl2O3 = 0,3 => nMg = 0,1

Theo định luật BT e ta có: 2nMg + 3nAl = 3nNO

=>nAl = 23/60

=> nZn(NO3)2 = (61,20 – 0,1.24 – 27.(23/60) – 0,3.102) : 189 = 17/180

=> %nZn(NO3)2 = 9,56%

Xem đáp án và giải thích
Xác định công thức phân tử của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H8O2, A và B đều cộng hợp với brom theo tỉ lệ mol là 1: 1, A tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. B tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của A và B lần lượt là


Đáp án:
  • Câu A. C6H5COOCH=CH2 và CH2=CHCOOC6H5.

  • Câu B. HCOOC6H4CH=CH2 và HCOOCH=CHC6H5.

  • Câu C. HOOCC6H4CH=CH2 và CH2=CHCOOC6H5.

  • Câu D. C6H5COOCH=CH2 và C6H5CH=CHCOOH.

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, chất béo. Hỏi: a) Phân tử chất nào có nhóm – OH? Nhóm – COOH? b) Chất nào tác dụng với K? với Zn? Với NaOH? Với K2CO3? Viết các phương trình hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, chất béo. Hỏi:

a) Phân tử chất nào có nhóm – OH? Nhóm – COOH?

b) Chất nào tác dụng với K? với Zn? Với NaOH? Với K2CO3?

Viết các phương trình hóa học

 

Đáp án:

a) Chất có nhóm – OH: rượu etylic (C2H5OH), CH3COOH.

Chất có nhóm – COOH: axit axetic (CH3COOH).

b) - Chất tác dụng được với K: rượu etylic và axit axetic:

2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2

2CH3COOH + 2K → 2CH3COOK + H2

- Chất tác dụng được với Zn: CH3COOH

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

- Chất tác dụng được với NaOH : axit axetic và chất béo :

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 3RCOONa

- Chất tác dụng với K2CO3: CH3COOH

2CH3COOH + K2CO3 → 2CH3COOK + CO2↑ + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Một oxit của sắt khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một oxit của sắt khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là


Đáp án:
  • Câu A. Fe2O3.

  • Câu B. Fe3O4.

  • Câu C. FeO2.

  • Câu D. FeO.

Xem đáp án và giải thích
Có 6 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các muối cùng nồng độ sau : Mg(NO3)2,MgCl2,MgSO4,CuSO4,CuCl2,Cu(NO3)2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 6 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các muối cùng nồng độ sau :





Đáp án:

Bước 1 : Dùng các thuốc thử  để phân biệt các gốc sunfat, clorua, nitrat.

Tiến hành như sau : Cho dung dịch  vào các ống nghiệm đựng dung dịch thử. Nếu có kết tủa trắng, đó là  , không có hiện tượng gì là muối clorua và muối nitrat.

Cho dung dịch AgNO3 vào các ống nghiệm đựng muối clorua và muối nitrat. Nếu có kết tủa trắng, đó là , không có hiện tượng gì là muối nitrat.

Bước 2 : Dùng đinh sắt nhận biết magie và đồng.

Tiến hành như sau : Thả đinh sắt lần lượt vào từng cặp muối của magie hoặc của đồng. Nếu có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt, đó là các muối của đồng :  . Nếu không có hiện tượng gì là muối của magie : .

 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…