Tính phân tử khối của sáu chất nói tới trong bài tập 6.5. Phân tử chất nào nặng nhất, chất nào nhẹ nhất ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính phân tử khối của sáu chất nói tới trong bài tập 6.5.

   Phân tử chất nào nặng nhất, chất nào nhẹ nhất ?


Đáp án:

   a) Khi ozon (O3) : 3.16 = 48đvC.

   b) Axit photphoric (H3PO4): 1.3 + 31 + 16.4 = 98đvC.

   c) Natri cacbonat (Na2CO3): 2.23 + 12 +16.3 = 106 đvC.

   d) Khí flo (F2) : 2.19 = 38đvC.

   e) Rượu etylic (C2H5OH): 2.12 + 1.6 + 16 = 46 đvC.

   f) Đường (C12H22O11) : 12.12 + 1.22 + 16.11 = 342đvC.

   Phân tử đường nặng nhất, phân tử flo nhẹ nhất.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?


Đáp án:

Khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại vì để ngăn không khí tiếp xúc với ngọn lửa đèn cồn nghĩa là không có oxi tiếp xúc cồn không cháy được nữa.

Xem đáp án và giải thích
Cho 11,36 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 11,36 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Giá trị của m là gì?


Đáp án:

Quy đổi hỗn hợp về Fe (x mol) và O (y mol)

⇒ 56x + 16y = 11,36 mol (1)

Bảo toàn e: 3nFe = 2nO + 3 nNO

⇒ 3x – 2y = 0,18 (2)

⇒ Từ (1)(2) ⇒ x = 0,16; y = 0,15

NO3- = ne cho = 3nFe = 0,48

mmuối = mFe + mNO3- = 0,16.56 + 0,48.62 = 38,72g

Xem đáp án và giải thích
Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?


Đáp án:

Phương trình hóa học: H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

Chất rắn ban đầu là CuO có màu đen, sau phản ứng chuyển thành Cu có màu đỏ

Xem đáp án và giải thích
Trong một dung dịch có chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+ , c mol Cl− và d mol NO−3 . 1. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d. 2. Nếu a=0,01; c=0,01; d=0,03 thì b bằng bao nhiêu ?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Trong một dung dịch có chứa a mol  , b mol  , c mol  và d mol  .

1. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d.

2. Nếu a=0,01; c=0,01; d=0,03 thì b bằng bao nhiêu ?





Đáp án:

1. Trong một dung dịch, tổng diện tích của các cation bằng diện tích của các anion, vì vậy : 2a+2b=c+d

2. 




Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit X (có một nhóm NH2) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít (ở đktc) một khí trơ.  Tìm X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit X (có một nhóm NH2) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít (ở đktc) một khí trơ.  Tìm X?


Đáp án:

X có dạng CxHyOtN

nC = nCO2 = 0,3 mol.

nH = 2nH2O = 2. 0,25 = 0,5 mol.

nN = 2nN2 = 2. 0,05 = 0,1 mol.

mO = mX - mC - mH - mO = 8,7 - 0,3. 12 - 0,5. 1 - 0,1. 14 = 3,2 gam.

nO = 3,2/16 = 0,2 mol.

Ta có x: y: z: 1 = 0,3: 0,5: 0,2: 0,1 = 3: 5: 2: 1

Vậy X là C3H5O2N

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…