Tính nồng độ mol của 850ml dung dịch có hòa tan 20g KNO3.
nKNO3 = 20/101 = 0,198 mol
850ml = 0,85 lít
CM = n/V = 0,233M
Hóa hơi 5 gam este đơn chức E được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam este E bằng dung dịch NaOH vừa đủ được ancol X và 0,94 gam muối natri của axit cacboxylic Y. Xác định X?
neste = nO2 = 1,6/32 = 0,05 mol → Meste = 5/0,05 = 100
Số mol este E xà phòng hóa là: 1/100 = 0,01 mol
Gọi công thức chung của este E là RCOOR’ (R’ là gốc hiđrocacbon)
Ta có: RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
→ nRCOONa = neste = 0,01 mol → MRCOONa = 0,94/0,01 = 94
→ MR = 27 → R là C2H3 (CH2=CH– )
→ E: CH2=CHCOOR’ → 71 + MR’ = 100 → MR’ = 100 – 71 = 29 → R’ là C2H5
→ Vậy ancol X là C2H5OH
Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O. Bằng cách nào để nhận biết 4 chất, nếu ta chỉ dùng nước và dung dịch axit HCl.
- Hòa tan 4 chất vào nước ta thu được hai nhóm:
+ Nhóm tan nhiều trong nước có Na2CO3 và Na2SO4.
+ Nhóm ít tan trong nước có CaCO3 và CaSO4.2H2O.
- Nhỏ dung dịch HCl vào từng chất thuộc hai nhóm trên
+ Nhóm 1: Ống nghiệm có khí thoát ra là Na2CO3
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
+ Nhóm 2: Ống nghiệm có khí thoát ra là CaCO3
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau
Câu A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon không phản ứng cộng thêm hiđro.
Câu B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có công thức phân tử CnH2n+2
Câu C. Hiđrocacbon không no là hiđrocacbon có phản ứng cộng với hiđro.
Câu D. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.
Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ NaOH vào, lọc lấy kết tủa đem hòa tan bằng dung dịch NH3 thấy kết tủa tan một phần tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm ⇒ có Cu2+
Cu2+ + 2OH- → Cu (OH)2
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
Phần kết tủa không tan trong NH3 có màu nâu đỏ là Fe(OH)3 ⇒ có Fe3+
Fe3+ +3OH- → Fe(OH)3 màu nâu đỏ.
Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ Na2SO4 và một ít dung dịch H2SO4 loãng vào, thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit H2SO4. Đó là BaSO4 trong dung dịch có chứa ion Ba2+
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi xảy ra phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y chỉ chứa một kim loại. Biết rằng dung dịch X có khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng. Ba muối trong dung dịch X là .
X có khả năng tác dụng được với HCl tạo kết tủa trắng => X chứa AgNO3 dư
=> X gồm Fe(NO3)3, Zn(NO3)3, AgNO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB