Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm
Tiến hành:
Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
1. Nhận xét màu của mẩu giấy trước và sau khi cho vào bình tam giác. Giải thích.
2. Xác định vai trò của chlorine trong phản ứng với nước, tại sao nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này?
1. Sau khi cho mẩu giấy màu ẩm vào bình tam giác thì mẩu giấy mất màu do một phần khí Cl2 tác dụng với nước sinh ra HClO có tính oxi hóa mạnh, có khả năng diệt khuẩn và tẩy màu.
Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO
2. Trong phản ứng của chlorine với nước thì chlorine vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.
Ta nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này vì trong phân tử chlorine có một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất oxi hóa, một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất khử.
Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam KOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.
Đổi 200 ml = 0,2 lít
NKOH = 0,4 mol
Nồng độ mol của dung dịch KOH là:
Áp dụng công thức: CM = 2M
Biết 0,01 mol hidrocacbon A làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy A là hidrocacbon nào ?
nA = 0,01 mol
nBr2 = 0,1. 0,1 = 0,01 mol
nA = nBr2 = 0,01 mol ⇒ chứng tỏ trong phân tử Hiđrocacbon có 1 nối đôi. Vậy Hiđrocacbon A là C2H4.
Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là bao nhiêu?
R nằm ở chu kỳ 3 nên lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 3. Mặt khác, R thuộc phân nhóm chính nhóm VA nên nguyên tử R có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Vậy cấu hình lớp electron ngoài cùng của R là 3s23p3.
Cấu hình electron của R là 1s22s22p63s23p3
R thuộc nhóm V nên hóa trị cao nhất của R trong oxit là V. Công thức oxit là R2O5.
Theo giả thiết: %R = 43,66% nên 2R/5.16 = 43,66/56,34 ⇒ R = 31 (photpho).
Tổng số hạt electron = tổng số hạt proton = 15 (dựa vào cấu hình electron).
Tổng số hạt nơtron = 31 -15 = 16.
Có mấy loại oxit?
Gồm 2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ.
1. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
- Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...
+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3;
+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3;
+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4.
2. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
- Ví dụ: K2O, CuO, FeO...
+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.
+ CuO tương ứng với bazơ đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2.
+ MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.
Chú ý:
- Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit.
Ví dụ: mangan (VII) oxit Mn2O7 là oxit axit, tương ứng với axit pemanganic HMnO4.
Có một lượng bột sắt bị lẫn một lượng nhỏ bột nhôm. Làm thế nào để thu được sắt tinh khiết?
Cho hỗn hợp bột kim loại vào dung dịch NaOH dư.
Al phản ứng hoàn toàn với NaOH dư tạo thành dung dịch, Fe không phản ứng.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Lọc lấy bột sắt và rửa sạch thu được bột sắt tinh khiết.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB