Tìm công thức hóa học dạng phân tử và dạng chất kép của những chất có thành phần như sau: a. Hợp chất A: 32,9% Na; 12,9% Al; 54,2% F; b. Hợp chất B: 14% K; 9,7% Al; 30,5% Si; 45,8% O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm công thức hóa học dạng phân tử và dạng chất kép của những chất có thành phần như sau:

a. Hợp chất A: 32,9% Na; 12,9% Al; 54,2% F;

b. Hợp chất B: 14% K; 9,7% Al; 30,5% Si; 45,8% O.


Đáp án:

a. Đặt công thức chất NaxAlyFz.

x : y : z = 32,9/23  :  12,9/27  : 54,2/19 = 1,43 : 0,48 : 2,85 = 3:1:6

Vậy công thức là Na3AlF6

Công thức kép 3NaF.AlF3 (Criolit)

b. Đặt công thức KxAlySizOt  

x:y:z:t = 14/39 : 9,7/27 : 30,5/28 : 45,8/16 = 1:1:3:8

Công thức chất KAlSi3O8

Công thức kép K2O.Al2O3.6SiO2 (Thủy tinh)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết phương trình hóa học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hóa trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hóa trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.


Đáp án:

a) 2Fe(r) + 3Cl2 → 2FeCl3 (r) (Fe hóa trị III)

b) Fe(r) + S (r) → FeS (r) (Fe hóa trị II )

c) 3Fe (r) + 2O2 → Fe3O4(r) (Fe hóa trị III và II).

Nhận xét:

– Clo đưa Sắt lên hóa trị cao nhất là III trong hợp chất FeCl3

– Trong hợp chất Fe3O4 sắt thể hiện cả hóa trị II và hóa trị III

Xem đáp án và giải thích
Để tính nồng độ mol của dung dịch NaCl người ta làm thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Để tính nồng độ mol của dung dịch NaCl người ta làm thế nào?


Đáp án:

Vì nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?



Đáp án:

– Do Cu có phân lớp d đầy đủ nhưng cấu trúc chưa hoàn toàn bền vững nên nguyên tử có thể bị kích thích chuyển thành trạng thái  3d94snên ngoai hóa trị I Cu thường có hóa trị II khi kết hượp với các nguyên tử khác

- Khả năng Cu tác dụng với các axit

+ Cu không tác dụng với các axit không có tính oxi hóa như HCl, H2SO4 (l)

+ Cu tác dụng với các axit có tính oxi hóa như H2SO4(đ), HNO3,…

Cu + 2H2SO4 (đ) →  CuSO4 + SO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3 (l) →  3Cu(NO3)2 + 2NO  + 4H2O

Cu + 4HNO3 (đ)  →  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O




Xem đáp án và giải thích
So sánh tính chất hóa học của hai muối NaHCO3 và Na2CO3. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh tính chất hóa học của hai muối NaHCO3 và Na2CO3. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.


Đáp án:

Na2CO3 và NaHCO3

- Đều là muối của axit yếu, có khả năng nhận proton thể hiện tính bazo:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

HCO3- + H+ → CO2 + H2O

- NaHCO3 là muối axit tác dụng với bazo tạo muối trung hòa

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

Vậy NaHCO3 là muối có tính lưỡng tính

Na2CO3 là muối có tính chất bazo

Xem đáp án và giải thích
Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất?


Đáp án:

Vì sao nói được ở đâu có vật thể là ở đó có chất vì chất có ở khắp nơi và chất là thành phần tạo nên vật thể.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…