Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là:

Đáp án:
  • Câu A. 2 : 1

  • Câu B. 3 : 2

  • Câu C. 3 : 1 Đáp án đúng

  • Câu D. 5 : 3

Giải thích:

Chọn C. - Xét quá trình phản ứng của Al với dung dịch X ta có: BTKL => 133,5nAlCl3 + 127nFeCl2 = mAl + mY - m rắn = 65,58 gam. BT: Al => nAlCl3 = nAl = 0,32 mol; => nAlCl3 = 0,32 mol và nFeCl2 = 0,18 mol; - Trong Y có: 135nCuCl2 + 162,5nFeCl3 = mY = 74,7 ; BT: Cl => 2nCuCl2 + 3nFeCl3 = 3nAlCl3 + 2nFeCl2 = 1,32; => nCuCl2 = 0,12 mol và nFeCl3 = 0,36 mol. => nFeCl3/nCuCl2 = 3/1

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic hai chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho a gam hỗn hợp E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Z và 4,928 lít hỗn hợp khí T gồm hai chất hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp (có tỉ khối hơi so với với H2 bằng 383/22). Cô cạn Z, thu được 20,34 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X có trong E là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic hai chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho a gam hỗn hợp E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Z và 4,928 lít hỗn hợp khí T gồm hai chất hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp (có tỉ khối hơi so với với H2 bằng 383/22). Cô cạn Z, thu được 20,34 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X có trong E là


Đáp án:

M ↑ = 34,82 => CH5N (0,16); C2H7N (0,06 mol)

Muối gồm A(COONa)2 (3e mol) và NH2-B-COONa (5e mol)

=> n↑ = 2.3e + 5e = 0,22 => e = 0,02 mol

mmuối = 0,06.(A + 134) + 0,1. (B + 83) = 20,34 => 3A + 5B = 200 => A = 0; B = 40 Muối gồm (COONa)2 (0,06); NH2-C3H4-COONa (0,1)

Kết hợp số mol 2 khí nên ta có:

X: CH3NH3OOC -COONH3C2H5 (0,06)

Y: NH2 - C3H4 - COONH3CH3 (0,1) => %mX = 45,36%

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn Hiđrocacbon X, thu đuộc CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ tương ứng 2 : 1. Mặt khác, 1 mol X tác dụng được tối đa với 4 mol H2 (Ni, t°) : 1 mol X tác dụng được tối đa 1 mol Br2. Công thức của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn Hiđrocacbon X, thu đuộc CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ tương ứng 2 : 1. Mặt khác, 1 mol X tác dụng được tối đa với 4 mol H2 (Ni, t°) : 1 mol X tác dụng được tối đa 1 mol Br2. Công thức của X là gì?


Đáp án:

nC : nH = 2 : (1.2) = 1 : 1 ⇒ CTPT: CnHn

1 mol X + 4 mol H2 (Ni, to); 1 mol X + 1 mol Br2

⇒ X chứa vòng benzen + 1 liên kết đôi ở nhánh ⇒ k = 5

CTPT X: CnH2n+2-2k ⇒ 2n + 2 – 2k = n ⇒ k = 5; n = 8 ⇒ CTPT: C8H8

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hóa – khử sau: a) Cl2 + 2HBr → 2HCl + Br2. b) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O. c) 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O. d) 2FeCl2 +Cl2 → 2FeCl3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hóa – khử sau:

a) Cl2 + 2HBr → 2HCl + Br2.

b) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O.

c) 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O.

d) 2FeCl2 +Cl2 → 2FeCl3.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là?


Đáp án:

-COOH   +      NaOH  --> COONa       +        H2O

a mol

32a = 0,412m & m= 22a = 20,532

a = 0,206 và m = 16.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.


Đáp án:

Polipeptit + H2O → 2 mol glyxin (Gly),1 mol alanin (Ala), 1 mol pheylanalin (Phe) và 1 mol methioxin (Met) ⇒ X là pentapeptit.

    Ta có: Met – Y – Z – T – Phe. Mặt khác, ta có các đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly; Met - Gly nên trật tự các amino axit trong pentapeptit là Met – Gly – Ala – Phe.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…