Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val
a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A.
b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.
a. Xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A
- Pentapeptit A gồm Gly, Ala, Val
- Thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 đipeptit Ala-Gly và Gly-Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val
Từ các dữ kiện trên suy ra vị trí của Ala là thứ 2 sau Gly và Val đứng ở cuối: Gly-Ala-Gly-Gly-Val
b. Amino axit đầu N là Gly; Amino axit đầu C là Val
Điền chữ S(sai) vào ô trống đối với câu phát biểu sai:
A. Oxit được chia ra hai loại chính là : oxit axit và oxit bazơ.
B. Tất cả các oxit đều là oxit axit.
C. Tất cả các oxit đều là oxit bazơ.
D. Oxit axit thướng là oxit của phi kim.
E. Oxit axit đều là oxit của phi kim.
G. Oxit bazơ đều là oxit của kim loại tương ứng với bazơ.
Câu phát biểu sai : B, C, E.
Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia đôi. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu ?
Phần 1:
Chỉ có glucozo tham gia phản ứng tráng gương:
nglucozo = 1/2. nAg = 0,01 mol
Phần 2:
Thủy phân a mol tinh bột → a.n mol glucozo
Ta có: a.n + 0,01 = 1/2. nAg = 0,03 ⇒ a.n = 0,02 mol
%mglucozo = ((0,01.180) : (0,01.180 + 0,02.162)).100% = 35,71%
⇒ %mtinh bột = 100% - 35,71% = 64,29%
Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
Câu A. 9,2.
Câu B. 14,4.
Câu C. 4,6.
Câu D. 27,6.
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là gì?
nCl2 = 0,1; nNaOH (dư) = 0,2 . 0,5 = 0,1 mol
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
⇒ nNaOH (bd) = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol
⇒ CM NaOH = 0,3 / 0,2 = 1,5 M
Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 8,32 gam CdSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng là Zn tăng 2,35%. Tính khối lượng của là Zn trước khi tham gia phản ứng?
Số mol CdSO4 = 8,32/208 = 0,04 (mol)
CdSO4 + Zn → Cd + ZnSO4
65g 112g
65.0,04 112.0,04
Khối lượng lá Zn tăng: 112.0,4 - 65.0,04 = 1,88 (g)
⇒ Khối lượng lá Zn trước khi phản ứng: 1,88.100/2,35 = 80 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet