Thủy phân hoàn toàn 0,1 moi một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các a-amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 41,8. Số liên kết peptít trong 1 phân tứ X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 0,1 moi một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các a-amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 41,8. Có bao nhiêu số liên kết peptít trong 1 phân tử X?


Đáp án:

Gọi số liên kết peptit trong X là n. Ta có phản ứng:

X        + (n+1)HCl     + H2O     --> muối

0,1        0,1(n+1)            0,1

Ta có: khối lượng muối tăng lên = mHCl + mH2O

Vậy: 36,5.0,1(n+1) + 18.0,1n = 41,8

Suy ra n = 7

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp E gồm ba axit béo X, Y, Z và triglixerit T được tạo bởi 3 axit béo X, Y, Z). Cho 66,04 gam E tác dụng với 150 gam dung dịch KOH 11,2%, đến khi hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi G và m gam chất rắn F. Dẫn toàn bộ G vào bình đựng Na dư, kết thúc phản ứng thu được 85,568 lít khí H2 (đktc). Để phản ứng hết 16,51 gam E cần dùng tối đa với 100ml dung dịch Br2 0,925M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 16,51 gam E cần dùng 32,984 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm ba axit béo X, Y, Z và triglixerit T được tạo bởi 3 axit béo X, Y, Z). Cho 66,04 gam E tác dụng với 150 gam dung dịch KOH 11,2%, đến khi hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi G và m gam chất rắn F. Dẫn toàn bộ G vào bình đựng Na dư, kết thúc phản ứng thu được 85,568 lít khí H2 (đktc). Để phản ứng hết 16,51 gam E cần dùng tối đa với 100ml dung dịch Br2 0,925M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 16,51 gam E cần dùng 32,984 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào?


Đáp án:

Quy đổi 16,51 gam E thành HCOOH (a); (HCOO)3C3H5 (b); CH2 (c); H2 ( -0,0925)

mE = 46a + 176b + c - 0,0925 x 2 = 16,51 (1)

nO2 = 0,5a + 5b + 1,5c - 0,0925 x 0,5 = 1,4725 (2)

Khi mE = 66,04 gam (gấp 4 lần 16,51) tác dụng với KOH → KOH (4a); C3H5(OH)3 (4b)

Trong dung dịch KOH: n KOH = 0,3 mol, nH2O = 7,4 mol

=> nH2= 0,5.(4a + 7, 4) + 1,5.4b = 3,82 (3)

(1)(2)(3) => a = 0, 0375; b = 0, 0075; c = 0,975

=> nH2O = 4a = 0,15; nC3H5(OH)3 = 4b = 0, 03

BTKL: mA + mKOH = m rắn + m C3H5(OH)3 + mH2O => m rắn = 77,38 gam

Xem đáp án và giải thích
NaOH có thể được điều chế bằng: a) Một phản ứng hóa hợp. b) Một phản ứng thế. c) Một phản ứng trao đổi. - Hãy dẫn ra phản ứng hóa học cho mỗi trường hợp trên. - Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

NaOH có thể được điều chế bằng:

a) Một phản ứng hóa hợp.

b) Một phản ứng thế.

c) Một phản ứng trao đổi.

- Hãy dẫn ra phản ứng hóa học cho mỗi trường hợp trên.

- Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.


Đáp án:

Phản ứng điều chế NaOH

a) Một phản ứng hóa hợp: Na2O + H2O -> 2NaOH.

b) Một phản ứng thế: 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2

c) Một phản ứng trao đổi: Na2CO3 + Ba(OH)2 -> 2NaOH + BaCO3

ở phản ứng b) là phản ứng oxi hóa-khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng; phản ứng a) và c) không là phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, AlCl3, NaHSO4, (NH4)2CO3, FeCl3, Na2SO4 và KNO3. Số trường hợp thu được kết tủa là:

Đáp án:
  • Câu A. 7

  • Câu B. 4

  • Câu C. 6

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.


Đáp án:

Chất chỉ thị axit – bazơ : Là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.

Màu của quỳ và phenolphtanein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

- pH ≤ 6: Quỳ hóa đỏ, phenolphtanein không màu.

- pH = 7: Quỳ không đổi màu, phenolphtanein không màu.

- 8 ≤ pH ≤ 8,3: Quỳ hóa xanh, phenophtanein không màu.

- pH ≥ 8,3: Quỳ hóa xanh, phenolphtanein hóa hồng.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định chất oxi hóa, chất khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa và vừa có tính khử là:


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…