Thủy phân 1,71 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân 1,71 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là


Đáp án:

nC12H22O11 = 1,71.75% : 342 = 3/800
C12H22O11 —> (Glucozơ + Fructozơ) —> 4Ag
—> nAg = 4nC12H22O11 = 0,015 mol
—> mAg = 1,62g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Biết 0,01 mol hidrocacbon A làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy A là hidrocacbon nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết 0,01 mol hidrocacbon A làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy A là hidrocacbon nào ?


Đáp án:

nA = 0,01 mol

nBr2 = 0,1. 0,1 = 0,01 mol

nA = nBr2 = 0,01 mol ⇒ chứng tỏ trong phân tử Hiđrocacbon có 1 nối đôi. Vậy Hiđrocacbon A là C2H4.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2(đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2(đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là bao nhiêu?


Đáp án:

Khí thoát ra khỏi bình Br2 là Z: C2H6 và H2; VZ = 0,2

MZ = 16 ⇒ nC2H6 = nH2 = 0,1 mol ⇒ mZ = 0,1.30 + 0,1.2 = 3,2g

mbình brom tăng = mC2H4 + mC2H2 = 10,8g

mX = mY = mC2H4 + mC2H2 + mZ = 14g

C2H2 = nH2 = x mol ⇒ 26x + 2x = 14 ⇒ x = 0,5 mol

Đốt cháy Y cũng chính là đốt cháy x do vậy lượng oxi dùng là như nhau.

C2H2 (0,5) + 5/2O2 (1,25 mol) → 2CO2 + H2O

H2 (0,5) + 1/2O2 (0,25 mol) → H2O

⇒ nO2 = 1,5 mol ⇒ V = 33,6lít

Xem đáp án và giải thích
Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi. a) Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi? b) Ghi lại phương trình chữ của phản ứng biết rằng sản phẩn là khí cacbon đioxit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi.

a) Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi?

b) Ghi lại phương trình chữ của phản ứng biết rằng sản phẩn là khí cacbon đioxit.


Đáp án:

a) Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi, dùng que lửa châm để nâng nhiệt độ của than, quạt mạnh để thay đổi không khí, thêm đủ khí oxi. Khi than bén cháy là có phản ứng hóa học xảy ra.

b) Phương trình chữ của phản ứng:

Than + oxi to→ Cacbon đioxit.

Xem đáp án và giải thích
Nung m g hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và khí Z, Z có tỉ khối so với H2 là 22,5. Cho Y hoà tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,02 mol NaNO3 và 0,6 mol HCl thu được dung dịch chứa 34,64 g chất tan và V lít hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với H2 là 8.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Nung m g hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và khí Z, Z có tỉ khối so với H2 là 22,5. Cho Y hoà tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,02 mol NaNO3 và 0,6 mol HCl thu được dung dịch chứa 34,64 g chất tan và V lít hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với H2 là 8.  Tìm m?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất rắn sau : NaNO3, CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất rắn sau : NaNO3CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?



Đáp án:

Có thể dùng H2O và dung dịch HCl để phân biệt các chất

Dùng H2O : NaNO3, Na2CO3, Zn(NO3)2 tan (I) ; CaCO3, BaSO4 không tan (II).

Cho dung dịch HCl vào (I) : nhận ra Na2CO(có khí bay ra).

Lấy Na2CO3 cho vào hai dung dịch còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa là dung dịch Zn(NO3)2.

Cho dung dịch HCl vào (II) : BaSO4 không tan, CaCO3 tan và có khí bay ra.



Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…