Thủy phân 102,6 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân 102,6 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là


Đáp án:

1 Saccarozo → 1Glucozo + 1 Fructozo

0,3 mol 0,3 mol

=> m = 0,3.80% .180 = 43,2gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong các khí sau: CH4 , H2, Cl2, O2. a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một? b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các khí sau: CH4 , H2, Cl2, O2.

a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một?

b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ?


Đáp án:

a) Các chất khí tác dụng với nhau từng đôi một CH4 và O2, H2 và O2; H2 và Cl2; CH4 và Cl2:

CH4 + 2O2 --t0-->CO2 + 2H2O

2H2 + O--t0--> 2H2O

H2 + Cl2 --t0-->2HCl

CH4 + Cl2 --t0--> CH3Cl + HCl

b) Hai khí trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ: CH4 và O2; H2 và O2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về đisaccarit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?


Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ.

  • Câu B. Glucozơ.

  • Câu C. Tinh bột

  • Câu D. Xenlulozơ.

Xem đáp án và giải thích
Hãy trình bày các phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế khí trong phòng thí nghiệm, và ngược lại?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày các phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế khí trong phòng thí nghiệm, và ngược lại?


Đáp án:

Điều chế oxi:

- Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách phân hủy những hợp chất giàu Oxi và ít bên với nhiệt như KMnO4, KClO3, ...

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

- Trong công nghiệp:

a) Từ không khí: Không khí sau khi đã loại bỏ hết hơi nước, khí CO2, được hóa lỏng dưới áp suất 200 atm đồng thời hạ thấp nhiệt độ. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, thu được oxi lỏng. Oxi lỏng được vận chuyển trong những bình thép có thể tích 100 lít dưới áp suất 150atm.

b) Từ nước. Điện phân nước: 2H2O

Người ta không áp dụng phương pháp phòng thí nghiệm cho phòng thí nghiệm vì trong phòng thí nghiệm chỉ điều chế lượng nhỏ oxi, còn công nghiệp cần một lượng lớn giá thảnh rẻ.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6. a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B. b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.


Đáp án:

a) Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.

Xét 1 mol hỗn hợp A => a + b = 1 (∗)

Theo đề bài ta có: MA = (32a + 48b)/(a + b) = 192,2.2 = 38,4 (**)

Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 => %VO2=60%; %VO3=40%.

Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2=80%; %VCO=20%

b) Các phản ứng xảy ra:

2H2 + O2 → 2H2O (1)

2CO +O2 → 2CO2 (2)

3H2 + O3 → 3H2O (3)

3CO + O3 → 3CO2 (4)

Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol

 nO2 = 0,6x & nO3 = 0,4x

Trong 1 mol hỗn hợp B: nH2 = 0,8 & nCO = 0,2

Từ (1), (2), (3) và (4): nH2 pu = nH2O tạo thành = 0,8 mol & nCO pu = nCO2 tạo thành =0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g

mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g

⇒ mA = 23,2 - 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 27 gam Al trong khí oxi thu được Al2O3. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã dùng trong phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 27 gam Al trong khí oxi thu được Al2O3. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã dùng trong phản ứng.


Đáp án:

Số mol Al tham gia phản ứng là: nAl =1 mol

Phương trình hóa học: 4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3

Theo phương trình hóa học: Đốt cháy 4 mol Al cần 3 mol O2

Vậy đốt cháy 1 mol Al cần 0,75 mol O2

Thể tích khí oxi (đktc) đã dùng trong phản ứng:

VO2 = 22,4.nO2 = 22,4.0,75 = 16,8 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…