Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4. (2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. (3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2. (4) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.

(4) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại là


Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 4

  • Câu C. 2

  • Câu D. 3 Đáp án đúng

Giải thích:

(1) Thỏa mãn: ban đầu Fe bị ăn mòn hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓.

Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

(2) Không thỏa vì Al bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội.

(3) Thỏa mãn vì Mg + Cl2 -to→ MgCl2.

(4) Thỏa mãn vì Fe bị ăn mòn điện hóa.

⇒ chỉ có (2) không thỏa ⇒ chọn D.

→ Đáp án D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại kiềm thổ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng

Đáp án:
  • Câu A. Thạch cao khan (CaSO4.H2O) được dùng làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.

  • Câu B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng hợp chất.

  • Câu C. Sắt là kim loại nặng, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.

  • Câu D. Phèn chua có công thức là NaAl(SO4)2.12H2O được dùng để làm trong nước đục.

Xem đáp án và giải thích
Tìm khối lượng hỗn hợp kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp các kim loại gồm Zn, Al, Fe, Cu, Ag, Ni, Cr có cùng số mol trong dung dịch HNO3 loãng, nóng dư thì thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn, tiếp tục lấy phần không tan trong đó tác dụng với NH3 dư thì còn lại 2,14 gam chất rắn, giá trị của m


Đáp án:
  • Câu A.

    8,96        

  • Câu B.

    4,40

  • Câu C.

    4,61        

  • Câu D.

    8,62        

Xem đáp án và giải thích
Axit oxalic có vị chua của
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Axit oxalic có vị chua của cái gì?


Đáp án:

 Axit oxalic có vị chua của me.

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng: A+ 2B → C Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4 a) Tính tốc độ phản ứng lúc ban đầu. b) Tĩnh tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng: A+ 2B → C

Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4

a) Tính tốc độ phản ứng lúc ban đầu.

b) Tĩnh tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.


Đáp án:

a) Tốc độ ban đầu:

Vban đầu = k.[A].[B]2= 0,4.[0,3].[0,5] 2 =0,3 mol/ls

b) Tốc độ tại thời điểm t

Khi nồng độ A giảm 0,1 mol/lít thì B giảm 0,2 mol/l theo phản ứng tỉ lệ 1 : 2

Nồng độ tại thời điểm t:

[A’] = 0,3 – 0,1 =0,2 (mol/l)

[B’]=0,5 -0,2 =0,3 (mol/l)

V= k.[A’].[B’] 2= 0,4.[0,2].[0,3] 2=0,0072 mol/ls

Xem đáp án và giải thích
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước: A. đều tăng. B. đều giảm. C. phần lớn là tăng. D. phần lớn là giảm. E. không tăng cũng không giảm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước:

A. đều tăng.

B. đều giảm.

C. phần lớn là tăng.

D. phần lớn là giảm.

E. không tăng cũng không giảm.


Đáp án:

Đáp án C đúng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…