Thí nghiệm 1. Xác định định tính cacbon và hidro
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm 1. Xác định định tính cacbon và hidro


Đáp án:

- Tiến hành thí nghiệm:

   + Trộn đều 0,2g saccarozo với 1-2g CuO và cho vào ống nghiệm khô

   + Thêm 1g CuO để ohur kín hỗn hợp

   + Nhồi 1 nhúm bông có rắc 1 ít bột CuO lên phần trên của ống nghiệm

   + Lắp ống nghiệm như hình 4.1 trang 90 sgk Hóa 11

   + Đun hỗn hợp phản ứng

- Hiện tượng: (Các bạn nên quan sát hình 4.1 trang 90 sgk Hóa 11)

   + Nung nóng hỗn hợp, bột CuSO4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh.

   + Xuất hiện kết tủa trắng trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2

   + Một phần hỗn hợp còn lại trong ống nghiệm chuyển màu đỏ.

- Giải thích: Khi đun nóng hỗn hợp, phản ứng hóa học xảy ra:

Chất hữu cơ + CuO → CO2 + H2O

   + Bột đồng sunfat (màu trắng) chuyển màu xanh do hơi nước vừa mới sinh đã kết hợp với CuSO4 khan tạo thành muối ngậm nước CuSO4.5H2O ⇒ Xác nhận có H (hiđro) có trong hợp chất cần nghiên cứu.

   + Khí CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo thành kết tủa CaCO3 ≥ Xác nhận có C (cacbon) có trong hợp chất cần nghiên cứu..

   + Kết luận: Trong hợp chất hữu cơ có C, H.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?


Đáp án:

Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.

Xem đáp án và giải thích
Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.


Đáp án:

Chứng minh sự có mặt CO2, SO2 trong hỗn hợp:

- Dẫn hỗn hợp trên qua dung dịch Br2 dư

Nếu dung dịch Br2 bị mất màu ⇒ hỗn hợp có chứa SO2.

PTHH: SO2+Br2+2H2O→H2SO4+2HBr

- Dẫn khí còn lại qua dung dịch Ca(OH)2 

Nếu thấy có kết tủa trắng ⇒ hỗn hợp có CO2.

PTHH: CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2O

Xem đáp án và giải thích
E là este của một axit đơn chức và ancol đơn chức. Để thủy phân hoàn toàn 6,6 gam chất E phải dùng 34,1 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,1 g/ml). Lượng NaOH này dùng dư 25% so với lượng NaOH phản ứng. Xác định công thức cấu tạo của E ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

E là este của một axit đơn chức và ancol đơn chức. Để thủy phân hoàn toàn 6,6 gam chất E phải dùng 34,1 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,1 g/ml). Lượng NaOH này dùng dư 25% so với lượng NaOH phản ứng. Xác định công thức cấu tạo của E ?


Đáp án:

Ta có: mNaOH đem dùng = (34,1.1,1.10) : 100 = 3,751 (gam)

mNaOH phản ứng = (3,751.100) : (100 + 25) = 3 (gam)

⇒ ME = 88 gam ⇒ R + 44 + R’ = 88 ⇒ R + R’ = 44

- Khi R = 1 ⇒ R’ = 43 (C3H7) ⇒ CTCT (E): HCOOC3H7(propyl fomiat)

- Khi R = 15 ⇒ R’ = 29 ⇒ CTCT (E): CH3COOC2H5 (etyl axetat)

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X gồm KHCO3 a M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 2,688 lít (đktc) khí CO2 . Nhỏ từ từ cho đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X gồm KHCO3 a M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 1,5M. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 2,688 lít (đktc) khí CO2 . Nhỏ từ từ cho đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau: 1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe 2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe 3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa Biết rằng: Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau:

1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe

2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe

3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb

Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa

Biết rằng: Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V

Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V

Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V


Đáp án:

1, EoFe-Pb = EoPb2+/Pb - EoFe2+/Fe = -0,13 – (-0,44) = +0,31 V

2, EoFe-Ag= EoAg+/Ag - EoFe2+/Fe = +0,8 – (-0,44) = + 1,24 V

3, EoPb-Ag= EoAg+/Ag - EoPb2+/Pb = +0,8 – (-0,13) = +0,93 V

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…