Theo thuyết Bron – stêt, ion nào dưới đây là bazơ?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Theo thuyết Bron – stêt, ion nào dưới đây là bazơ?


Đáp án:
  • Câu A. Cu2+

  • Câu B. Fe3+

  • Câu C. BrO- Đáp án đúng

  • Câu D. Ag+

Giải thích:

Chọn C. BrO- : BrO- + H2O ↔ HBrO + OH-

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan m gam hỗn hợp T gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m - 6,04) rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với He bằng 4,7. Giá trị của a?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan m gam hỗn hợp T gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m - 6,04) rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với He bằng 4,7. Giá trị của a?


Đáp án:

MY = 18,8 → Y chứa NO (3y) và H2 (2y) → X chứa H+ và NO3- dư.

nNO = 0,26 mol

Bảo toàn khối lượng:

m + 1,8.36,5 + 0,3.63 = m + 60,24 + 0,26.30 + mH2O

→ nH2O = 0,92 mol

Bảo toàn nguyên tố H → nH+ dư = 0,26 mol

Đặt nNH4+ = x

Bảo toàn nguyên tố N → x + 3y + 0,26 = 0,3

nH+, dư = 10x + 4.3y + 2.2y = 0,26

→ x = y = 0,1 mol

Ban đầu: nH+, pư = 0,92.2 = 4nNO + 2.nO (A) → nO (A) = 0,4 mol4

Trong khi cho Mg vào X thu được m – 6,04 > m – 6,4 nên Mg dư.

→ mMg dư = 6,4 - 6,04 = 0,36 gam

Mg + X Dung dịch chứa Mg2+ (p mol), NH4+ (0,01 mol), Cl- (1,8 mol)

Bảo toàn điện tích → p = 0,895 mol

→ mMg bd = 24.0,895 + 0,36 = 21,84 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài tập tổng hợp liên quan tới tính chất hóa học của hợp chất vô cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các thí nghiệm sau: (1) Thêm một lượng nhỏ bột MnO2 vào dung dịch hiđro peoxit. (2) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2 rồi đun nóng. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đốt nóng. (4) Cho KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI. (6) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 (7) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3 Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 6

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2. a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit. b) Phân loại các oxit đã xác định ở ý (a).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.

a) Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit.

b) Phân loại các oxit đã xác định ở ý (a).


Đáp án:

a) Các công thức hóa học của oxit là: BaO, MgO, SO3, CO2.

b) Oxit axit: SO3, CO2.

Oxit bazơ: BaO, MgO.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phương trình phản ứng sau, có bao nhiêu phương trình tạo ra chất khí? (1). AgNO3 + KCl → (2). C + O2 → (3).C2H6 →(t0) (4). H2SO4 + Ba → (5). Al + Cu(NO3)2 → (6). O2 + CH3COOC2H5 → (7). O2 + N2O → (8). CH3COOCH3 →(t0) (9). HCl + NaHSO3 → (10).(NH4)2CO3 + FeSO4 → (11). AgNO3 + Ba(OH)2 → (12). HNO3 + Fe3O4 →

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 10

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic.


Đáp án:

Khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí, đường saccarozơ có trong mía sẽ bị vi khuẩn và hơi nước có trong không khí lên men chuyển thành glucozơ, sau đó thành rượu etylic.

(1) C12H22O11 + H2O →C6H12O+ C6H12O6

(2) C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…