1. Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm khô: 1ml C2H5OH, 1ml CH3COOH nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc.
+ Lắc đều, đun cách thủy 5-6 phút.
+ Làm lạnh, rót vào ống nghiệm 2ml dd NaCl bão hòa.
- Hiện tượng: có lớp este mùi thơm tạo thành nổi lên trên dd NaCl.
- Giải thích: Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân 2 lớp, este nhẹ nổi lên trên bề mặt.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của glucozo với Cu(OH)2
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 2-3 giọt CuSO4 5%, 1ml dd NaOH 10%
+ Lắc nhẹ, gạn lấy kết tủa Cu(OH)2
+ Thêm vào ống nghiệm 2ml dd glucozo 1%
+ Lắc nhẹ sau đó đun nóng, để nguội. Quan sát
- Hiện tượng:
+ Lúc đầu xuất hiện kết tủa do:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
+ Nhỏ dd glucozơ vào kết tủa Cu(OH)2 bị tan cho phức đồng glucozơ, dd xanh lam.
C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O
+ Sau đó khi đun nóng màu xanh của phức nhạt dần và xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 → C5H11O5COOH + Cu2O + 2H2O
- Giải thích: Glucozo phản ứng làm tan kết tủa Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. Khi đun nóng xảy ra phản ứng của Cu(OH)2 với nhóm CHO của glucozo nên tạo kết tủa đỏ gạch của Cu2O.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất của saccarozo
Thí nghiệm a)
- Tiến hành TN:
+ Rót 1,5ml dd saccarozo 1% vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 (điều chế ở TN 2)
+ Lắc nhẹ, quan sát. Sau đó đun nóng dung dịch.
- Hiện tượng: Kết tủa Cu(OH)2 tan tạo phức màu xanh đậm.
- Giải thích: saccarozo là 1 poliol có nhiều nhóm OH kề nhau nên đã phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra phức đồng có màu xanh đậm.
PTHH: 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H22O11)2Cu + 2H2O
Thí nghiệm b)
- Tiến hành TN:
+ Rót vào ống nghiệm 1,5ml dd saccarozo 1%, 0,5ml dd H2SO4.
+ Đun nóng dd 2-3 phút.
+ Để nguội, cho từ từ NaHCO3 (tinh thể) khuấy đều đến khi ngừng thoát khí CO2.
+ Rót dd vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2.
+ Lắc đều cho tan, đun nóng.
- Hiện tượng:
+ Kết tủa Cu(OH)2 bị tan cho phức đồng glucozơ, dd xanh lam.
+ Sau đó khi đun nóng màu xanh của phức nhạt dần và xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
- Giải thích: Saccarozo bị thủy phân trong môi trường axit tạo ra glucozo và fructozo.
PTHH: C12H22O11 → C6H12O6 (glucozo) + C6H12O6 (fructozo)
Thêm NaHCO3 khi ngừng thoát khí CO2 => hết H2SO4.
PTHH: NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
Dd làm tan kết tủa Cu(OH)2 có phản ứng của glucozo với Cu(OH)2.
PTHH: C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O
Khi đun nóng phản ứng tạo Cu2O đỏ gạch do gốc CHO của glucozo phản ứng với Cu(OH)2.
PTHH: C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 → C5H11O5COOH + Cu2O + 2H2O
4. Thí nghiệm 4: Phản ứng của hồ tinh bột với iot.
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 2ml dd hồ tinh bột 2% và thêm vài giọt hồ tinh bột.
+ Lắc nhẹ, đun nóng quan sát. Để nguội quan sát lại hiện tượng.
- Hiện tượng: Nhỏ dd iot vào hồ tinh bột → dd màu xanh; đun nóng → mất màu; để nguội → dd màu xanh trở lại.
- Giải thích: Phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra dd có màu xanh. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm cho dd có màu xanh.
Ba ancol A, B, C mạch hở, không phải là đồng phân của nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra và theo tỉ lệ số mol . Tìm công thức phân tử của 3 ancol
Công thức phân tử của ancol A :
Khi đốt cháy A
Ta có a : b =3 : 8 , A có công thức
Tương tự ta có CTPT của B và C là và
Các ancol đều no, mạch hở có dạng
Vì chúng không phải đồng phân của nhau, nên chúng thuộc các dãy đồng đẳng của nhau, nên chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Cụ thế
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí
+ Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi
+ Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.
- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro
Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng
+ Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2
H2 + CuO --t0--> Cu + H2O
+ Nếu không hiện tượng → không khí.
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.
a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
a) Trong nguyên tử Y: số p = e = Z; số n = N
Theo đề bài ta có: 2Z + N = 28 => N = 28 - 2Z
Nguyên tử bền: 1Z ≤ N ≤ 1,5Z => 1Z ≤ 28 - 2Z ≤ 1,5Z => 8 ≤ Z ≤ 9,33
Vậy Z ∈ {8, 9}. Tuy nhiên trong 2 giá trị của Z ta chọn được 1 giá trị Z cho số khối A và số thứ tự nhóm thích hợp nhờ vào bảng biện luận sau:
Z | 8 | 9 |
N = 28 - 2Z | 12 | 10 |
A = Z + N | 20 | 19 |
Kết luận | Loại | F |
Vậy nguyên tố cần tìm là F (flo).
b) Cấu hình e của F: ls2 2s2 2p5.
Cho dung dịch chứa m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được tối đa 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
Câu A. 16,2.
Câu B. 18,0.
Câu C. 8,1.
Câu D. 9,0.
Câu A. Đimetylamin
Câu B. N-Metyletanamin
Câu C. N-Metyletylamin
Câu D. Đietylamin
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB