Câu A. 5589,08 m3
Câu B. 1470,81 m3
Câu C. 5883,25 m3 Đáp án đúng
Câu D. 3883,24 m3
- Ta có : ∑H =[H1.K2.H3]/100 = 0,12825 => nCH4 = [2nC2H3Cl]/∑H = 0,25.10^3 mol V(CH4 trong tự nhiên) = [nCH4.22,4]/ 0,95 = 5883,25 m3. => Đáp án: C
Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam KClO3 sau phản ứng thấy thoát ra V lít khí oxi (đktc). Tính giá trị của V ?
nKClO3 = 0,2 mol
2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑
0,2 → 0,3 (mol)
nO2 = 1,5.nKClO3 = 0,3 mol
Vậy VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Vì sao không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nilon, len, tơ tằm ; không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các đồ dùng trên
Nilon, len, tơ tằm đều có các nhóm CO - NH trong phân tử. Vì vậy, các loại tơ này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và axit. Do đó, độ bền của quần áo làm bằng các loại tơ này sẽ bị giảm đi khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao.
Nilon, len, tơ tằm kém bền với nhiệt nên không được giặt chúng bằng nước quá nóng, không là (ủi) quá nóng.
Khi nhúng cặp điện cực vào cốc đựng dung dịch H2SO4 trong bộ dụng cụ như ở hình 1.1 rồi nối các dây dẫn điện với nguồn điện, bóng đèn sáng rõ. Sau khi thêm vào cốc đó một lượng dung dịch Ba(OH)2, bóng đèn sáng yếu đi. Nếu cho dư dung dịch Ba(OH)2 vào, bóng đèn lại sáng rõ. Giải thích.
- H2SO4 là chất điện li mạnh vì vậy bóng đèn sáng.
H2SO4 → 2H+ + SO42-
- Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào xảy ra phản ứng
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O
Nồng độ SO42- và H+ giảm đi do tạo thành chất khó tan BaSO4 và chất kém điện li H2O, nên bóng đèn sáng yếu đi.
- Khi dư dung dịch Ba(OH)2 nồng độ các ion trong dung dịch tăng (Ba(OH)2 là chất điện li mạnh) bóng đèn sáng trở lại.
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
Có hỗn hợp hai khí CO và CO2. Nêu phương pháp hóâ học để chứng minh sự có mặt của hai khí đó. Viết các phương trình hóa học.
- Cho hỗn hợp khí lội qua bình chứa dung dịch nước vôi trong, nếu nước vôi trong vẩn đục, chứng tỏ trong hỗn hợp khí có khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
- Khí đi ra khỏi bình nước vôi trong được dẫn qua ống thủy tinh đựng CuO nung nóng, nếu thấy có kim loại màu đỏ sinh ra và khí sinh ra khỏi ống thủy tinh làm vẩn đục nước vôi trong thì chứng tỏ trong hỗn hợp đó có khí CO.
CO + CuO → Cu + CO2.
Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?
2Na2Cr2O7 → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2
Số mol O2 là nO2 = 1,5 mol
Số mol Na2Cr2O7 nNa2Cr2O7 = 2/3nO2 = 1mol
Nung 2 mol Na2Cr2O7 nếu thu 48 gam O2 thì chỉ nung hết 1 (mol). Do đó phản ứng chưa kết thúc.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet