Thế nào là gốc axit ? Tính hoá trị của các gốc axit tương ứng với các axit sau. HBr, H2S, HNO3, H2SO4, H2SO3, H3PO4, H2CO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là gốc axit ? Tính hoá trị của các gốc axit tương ứng với các axit sau. HBr, H2S, HNO3, H2SO4, H2SO3, H3PO4, H2CO3.


Đáp án:

Gốc axit là phần còn lại của phân tử axit sau khi tách riêng nguyên tử hiđro trong phân tử axit.

HBr : Gốc axit là Br có hoá trị I ; H2S : Gốc axit là S có hoá trị II.

HNO3 : Gốc axit là NO3 có hoá trị I ; H2SO: Gốc axit là SO4 có hoá trị II.

H2SO3 : Gốc axit là SO3 có hoá trị II ; H3PO4 : Gốc axit là PO4 có hoá trị III.

H2CO3 : Gốc axit là COcó hoá trị II.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là


Đáp án:

Glixin: H2NCH2COOH => có 2O

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là 2.

Xem đáp án và giải thích
Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.


Đáp án:

Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7. Nghĩa là cần 7mg KOH (= 0,007g KOH) trung hòa axit tự do trong 1 g chất béo

⇒ nKOH = 0,007/56 = 0,125.10-3 mol

⇒ naxit stearic = nKOH = 0,125.10-3 mol

(axit stearic: C17H35COOH) ⇒ maxit stearic = 0,125.10-3. 284 = 35,5.10-3g

⇒ Lượng tristearoylglixerol (C17H35COO)3C3H5 có trong 1g chất béo là: 1- 35,5.10-3 = 0,9645 g

n(C17H35COO)3C3H5 =0,9645/890 = 1,0837.10-3 mol

Phương trình hóa học

(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3

⇒ nKOH = 3. n(C17H35COO)3C3H5 = 3. 1,0837.10-3 = 3,2511.10-3 mol

Số g KOH tham gia xà phòng hóa = 3,2511.10-3. 56 ≈ 182.10-3g = 182mg

Xem đáp án và giải thích
Vai trò của NaNO3 trong phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là:

Đáp án:
  • Câu A. chất xúc tác.

  • Câu B. môi trường.

  • Câu C. chất oxi hoá.

  • Câu D. chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Lipid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Xà phòng hóa hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

Đáp án:
  • Câu A. Metyl axetat

  • Câu B. Benzyl axetat

  • Câu C. Tristearin

  • Câu D. Metyl fomat

Xem đáp án và giải thích
Đun sôi 13,4 g hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, công thức phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2 với 200ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thu được ancol X và 16,4 g một muối Y. Chọn toàn bộ lượng ancol phản ứng với nattri dư sinh ra 1,12 lít khí H2 ( đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun sôi 13,4 g hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, công thức phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2 với 200ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thu được ancol X và 16,4 g một muối Y. Chọn toàn bộ lượng ancol phản ứng với nattri dư sinh ra 1,12 lít khí H2 ( đktc). Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.



Đáp án:

nancol =2nH2 = 0,1 mol

nNaOH =0,2 mol

Vì nancol < nNaOH và 2 chất có công thức phân tử hơn kém nhau một nhóm CH2, nên hỗn hợp phải gồm axit và este

nancol = 0, 1 mol  neste = naxit=0,1 mol 

 nmuối=0.2 mol

Mmuối =82 (g/mol)

Axit là CH3COOH, este là CH3COOCH3.

Vậy hỗn hợp gồm 7,4 g CH3COOCH3 (55,22%) và 6 g CH3COOH (44,78%)




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…