Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ?


Đáp án:

Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:

Cl2 + H2O  →  HCl  +  HClO

Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Công thức cấu tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho axit acrylic tác dụng với ancol đơn chức X, thu được este Y. Trong Y, oxi chiếm 32% về khối lượng. Công thức của Y là


Đáp án:
  • Câu A. C2H3COOCH3

  • Câu B. CH3COOC2H5

  • Câu C. C2H5COOC2H3

  • Câu D. C2H3COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng muối natri clorua NaCl có thể tan trong 750g nước ở 25oC. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan của NaCl là 36,2g.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng muối natri clorua NaCl có thể tan trong 750g nước ở 25oC. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan của NaCl là 36,2g.


Đáp án:

   100g H2O ở 25oC hòa tan tối đa 36,2g NaCl

   750g H2O ở 25oC hòa tan tối đa x? NaCl

=> x = (750.36,2)/100 = 271,5 g

Xem đáp án và giải thích
Kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên.

 

Đáp án:

Một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên như calcium fluoride, sodium chloride, …

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Axit béo nào được cơ thể hấp thụ dễ dàng, không gây ra hiện tượng xơ cứng động mạch ?


Đáp án:
  • Câu A. Axit béo no.

  • Câu B. Axit béo không no.

  • Câu C. Axit béo đơn chức

  • Câu D. Axit béo đa chức.

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,16 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, lạnh (vừa đủ) thì thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi kết tủa tạo ra rồi vừa tan hết. Tính số mol NaOH đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,16 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, lạnh (vừa đủ) thì thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi kết tủa tạo ra rồi vừa tan hết. Tính số mol NaOH đã dùng.



Đáp án:

Không có khí thoát ra ⟹ sản phẩm khử là : NH4NO3.

Bảo toàn điện tích ta có: nAl.3 = nNH4NO3.8 ⟹ nNH4 NO3= 0,03 (mol).

Dung dịch gồm : Al(NO3)3 : 0,08 mol và NH4NO3 : 0,03 mol

nNaOH = nNH4NO3 + 3.nAl(NO3)3 + n Al(OH)3 = 0,03 + 3.0,08 + 0,08 = 0,35 (mol).



Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…