Tại sao những bệnh nhân yếu sức lại được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao những bệnh nhân yếu sức lại được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ?



Đáp án:

Trong máu người luôn luôn có một lượng glucozo (tỉ lệ khối lượng không đổi là 0,1%). Nếu lượng glucozơ trong máu giảm đi (< 0,1%), người sẽ bị suy nhược, yếu sức nên cần phải bổ sung lượng glucozo bằng cách truyền trực tiếp.


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

Ta có ne cho max = 3.nAl + 3.nFe = 3.0,1 + 3.0,1 = 0,6 mol

ne cho min = 3.nAl + 2.nFe = 3.0,1 + 2.0,1 = 0,5 mol

ne nhận = 0,55.1 = 0,55 mol.

Có ne cho min < ne nhận < ne cho max → Al và Fe tan hết trong dung dịch, dung dịch sau phản ứng có Fe2+, Fe3+ và Al3+, chất rắn sau phản ứng chỉ có Ag.

m = 0,55.108 = 59,4 gam.

Xem đáp án và giải thích
Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nêu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nêu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là


Đáp án:

Protein X → nAlanin

nX = 500/50000 = 0,01 mol

⇒ nalanin = 0,01n = 178/89 = 2

⇒ n = 200

Xem đáp án và giải thích
Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

a) Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại: Trong không khí có oxi, trong nước mưa thường có axit yếu do khí CO2, SO2 và một số khí khác hòa tan. Trong nước biển thường có một số muối như NaCl, MgCl2 ... Những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt có màu nâu, xốp, giòn làm đồ vật bằng sắt bị ăn mòn.

b) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn.

(1) Ảnh hưởng các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh, chậm hoặc không xảy ra phụ thuộc vào môi trường. Ví dụ: Xe đạp, xe honđa ở vùng biển dễ bị gỉ nhanh hơn so với vùng ở sâu trong đất liền.

(2) Ảnh hưởng của thành phần kim loại: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của kim loại.

Đồ dùng bằng hợp kim Fe lẫn kim loại khác bị ăn mòn nhanh hơn so với đồ dùng bằng Fe.

(3) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.

Ví dụ: Thanh sắt trong lò than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Xem đáp án và giải thích
Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với: a) Dung dịch NaOH. b) Dung dịch HCl. c) Dung dịch AgNO3. Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

a) Dung dịch NaOH.

b) Dung dịch HCl.

c) Dung dịch AgNO3.

Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Tác dụng với dung dịch NaOH là dung dịch các muối Mg(NO3)2 và CuCl2 vì sinh ra

Mg(OH)2 kết tủa, Cu(OH)2 kết tủa.

Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaNO3

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

b) Không muối nào tác dụng với dung dịch HCl.

c) Tác dụng với dung dịch AgNO3 là dung dịch muối CuCl2 tạo AgCl kết tủa trắng.

CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Cu(NO3)2.

Xem đáp án và giải thích
Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.


Đáp án:

B1: Cho H2O vào thì sẽ thấy BaCO3 và BaSO4 không tan còn 3 muối Na đều tan.

B2: Sục CO2 vào 2 lọ đựng BaCO3 và BaSO4 , nếu lọ nào thấy kết tủa tan thì đó là lọ đựng BaCO3 còn lọ đựng BaSO4 không có hiện tượng gì cả

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

B3:Cho Ba(HCO3)2 vừa tạo ra vào 3 lọ muối Na

Lọ nào k phản ứng là lọ đựng NaCl

Lọ nào tạo ra kết tủa là Na2CO3 và Na2SO4

Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaCO3

Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaSO4

B4: Cho sục khí CO2 vào 2 lọ chưa nhận biết đượcchất ở B3

Lọ nào thấy kết tủa tan là lọ đựng BaCO3 hay ban đầu đựng Na2CO3

Lọ đựng sản phẩm BaSO4 sẽ k có ht gì cả

BaCO3 + CO2 + H2O→ Ba(HCO3)2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…