Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ?
Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:
CaO + H2O => Ca(OH)2
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tánh mạng.
Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là bao nhiêu?
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
56 gam Fe phản ứng tạo 64 gam Cu ⇒ khối lượng tăng : 64 – 56 = 8 (gam).
x gam Fe khối lượng tăng : 4,2857 – 4 = 0,2857(gam).
⇒8x = 56 . 0,2857
⇒x = 1,9999.
Cho 12,4 gam natri oxit tác dụng hết với nước.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng natri hiđroxit có trong dung dịch thu được.
a) Phương trình hóa học: Na2O + H2O → 2NaOH
b) Số mol Na là: nNa2O = 0,2 mol
Na2O + H2O → 2NaOH
0,2 → 0,4 (mol)
Theo phương trình: nNaOH = 2nNa2O = 0,4 mol
Khối lượng natri hiđroxit có trong dung dịch thu được là:
mNaOH = nNaOH.MNaOH = 0,4.40 = 16 gam
Hãy viết công thức cấu tạo của tripeptit có tên là Alanylglyxylvalin (Ala-Gly- Val).
Công thức cấu tạo của tripeptit Ala - Gly - Val là :
H2N-CH(-CH3)-CO-NH-CH2 -CO-NH-CH(-CH(CH3)2)-COOH
Những câu trong bài tập này coi là tiếp theo của bài tập 17.12*.
a) Tính khối lượng bằng gam của:
- 6,02.1023 nguyên tử K,
- 6,02.1023 nguyên tử Cl2,
- 6,02.1023 phân tử KCl
b) Tính khối lượng khí clo để tác dụng vừa đủ với 39g kim loại kali.
c) Từ khối lượng kim loại cho biết và khối lượng khí clo tính được trong câu b), tính khối lượng kali clorua thu được theo hai cách.
a) Khối lượng tính bằng gam của:
- 6,02.1023 nguyên tử K: 6,02.1023 x 39.1,66.10-24 ≈ 39(g)
- 6,02.1023 nguyên tử Cl2: 6,02.1023 x 71.1,66.10-24 ≈ 71(g)
- 6,02.1023 phân tử KCl: 6,02.1023 x 74,5.1,66.10-24 ≈ 74,5(g)
b) Ta có 39g kim loại K là khối lượng của 6,02.1023 nguyên tử K.
⇒ Theo bài 17.12 ⇒ Số lượng nguyên tử K này đủ tác dụng với 3,01.1023 phân tử Cl2.
Khối lượng của số phân tử Cl2 cần dùng: 3,01.1023.71.1,66.10-24 ≈ 35,5(g)
c) Cách 1: Tính theo định luật bảo toàn khối lượng:
mKCl = mK + mCl2 = 39 + 35,5 = 74,5g
Cách 2: Tính theo phương trình hóa học: 2K + Cl2 --t0--> 2KCl
Cứ 6,02.1023 nguyên tử K tác dụng với 3,01.1023 phân tử Cl2 tạo ra 6,02.1023 phân tử KCl. Vậy khối lượng của KCl trong 6,02.1023 sẽ bằng 74,5g. (theo câu a)
Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất. Tìm chất béo đó?
RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol ⇒ nRCOONa = 0,06 mol.
⇒ MRCOONa = 304 ⇒ MRCOOH = 282 (axit oleic)
⇒ Chất béo: (C17H33COO)3C3H5
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB