Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị ?


Đáp án:

Cấu hình e của C: 1s22s22p2

C có 4e lớp ngoài, để bền vững các nguyên tố cần có 8e lớp ngoài cùng. Độ âm điện của C là 2,55 ( độ âm điện trung bình) nên C khó cho hoặc nhận e một cách hoàn toàn vì vậy mà chủ yếu C hình thành liên kết với các nguyên tố khác bằng việc dùng chung các e (liên kết cộng hoá trị).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một anken. Tỉ khối của A đối với hiđro là 6,0. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A chứa hiđro và một anken. Tỉ khối của A đối với hiđro là 6,0. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.





Đáp án:

Giả sử trong 1 mol A có x mol CnH2n và (1 - x) mol H2.

MA = 14nx + 2(1 - x) = 2.6 = 12 (g/mol) (1)

Khi đun nóng 1 mol A có mặt chất xúc tác Ni, tất cả anken đã chuyển hết thành ankan (vì B không làm mất màu nước brom).

x mol        x mol          x mol

Số mol khí trong hỗn hợp B là (1 - x)

Khối lượng hỗn hợp B = khối lượng hỗn hợp A = 12 (g). Do đó :

MB=  = 8.2 = 16(g/mol)  x = 0,25.

Thay x = 0,25 vào (1), tìm được n = 3.

Hỗn hợp A : C3H6 25% ; H2 : 75%.

Hỗn hơp B : 0,25. 100%) : 0,75= 33,33%

H2 : 66,67%.

 




Xem đáp án và giải thích
Trong quá trình pin điện hóa Zn – Ag hoạt động, ta nhận thấy :
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong quá trình pin điện hóa Zn – Ag hoạt động, ta nhận thấy :


Đáp án:
  • Câu A. khối lượng của điện cực Zn tăng

  • Câu B. Khối lượng của điện cực Ag giảm

  • Câu C. Nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng

  • Câu D. Nồng độ của ion Ag+ trong dung dịch tăng

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ 3u. Tính số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ 3u. Tính số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này?


Đáp án:

Ta có: mP ≈ mn ≈ 1u

Tổng số hạt n và p trong hạt nhân nguyên tử này là: 3u/1u = 3

Nguyên tử có 1 electron ở lớp vỏ nguyên tử nên sẽ có 1 proton trong hạt nhân. Suy ra số hạt nơtron trong hạt nhân là 2.

Xem đáp án và giải thích
Oxi hóa hoàn toàn một dung dịch chứa 27 gam glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa hoàn toàn một dung dịch chứa 27 gam glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng 


Đáp án:

C5H11O5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

nAgNO3 = 2nglucozo = 2.27/180 = 0,3 (mol) ⇒ mAgNO3 = 0,3. 170 = 51g

Xem đáp án và giải thích
Điện phân (điện cực trơ) dung dịch muối sunfua của một kim loại hóa trị II với dòng điện cường độ 3A. Sau khi 1930 giây điện phân thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra tại mỗi điện cực và phương trình hóa học chung của sự điện phân. b. Xác định tên kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân (điện cực trơ) dung dịch muối sunfua của một kim loại hóa trị II với dòng điện cường độ 3A. Sau khi 1930 giây điện phân thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam.

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra tại mỗi điện cực và phương trình hóa học chung của sự điện phân.

b. Xác định tên kim loại.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…