Tại sao chuột lại chết gần nguồn nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao chuột lại chết gần nguồn nước?


Đáp án:

Sau khi chuột ăn phải bả thì chính Zn3P2 sẽ thủy phân rất mạnh làm hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm mạnh, cơ thể nó khát nước và từ đó sẽ đi tìm nguồn nước. Khi chuột uống nước để giảm cơn khát chính Zn3P2 đã tác dụng với nước để giải phóng ra một loại khí độc là Phốt phin (PH3):

Zn3P2 + 6H2O –> 3Zn(OH)2 + 2PH3.

Uống càng nhiều nước thì khí này càng thoát ra nhiều hơn và làm chuột chết, chính vì nguyên nhân đó mà chuột chết ở gần nguồn nước.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Supephotphat đơn được điều chế từ một loại bột quặng chứa 73% Ca(PO4)2, 26% CaCO3 và 1% SiO2. Khối lượng dung dịch H2SO4 65% tác dụng với 100kg quặng kẽm khi điều chế supephotphat đơn là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Supephotphat đơn được điều chế từ một loại bột quặng chứa 73% Ca(PO4)2, 26% CaCO3 và 1% SiO2. Khối lượng dung dịch H2SO4 65% tác dụng với 100kg quặng kẽm khi điều chế supephotphat đơn bao nhiêu kg?


Đáp án:

nCa3(PO4)2 = 0,235 kmol; nCaCO3 = 0,26Kmol

Điều chế supephotphat đơn: nH2SO4 = 2 nCa3(PO4)2 + nCaCO3 = 0,73 kmol

⇒ mdd = 0,73. 98 : 65% = 110,2 kg

Xem đáp án và giải thích
Trong các cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt hơn, vì sao? a) CH3OH và CH3OCH3 b) C2H5OH và C2H5OCH3 c) C2H5F và C2H5OH d) C6H5CH2OH và C6H5OCH3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt hơn, vì sao?

a) CH3OH và CH3OCH3

b) C2H5OH và C2H5OCH3

c) C2H5F và C2H5OH

d) C6H5CH2OH và C6H5OCH3


Đáp án:

a) CH3OH có nhiệt độ sôi hơn CH3OCH3 vì CH3OH tạo được liên kết hidro liên phân tử.

CH3OH tan trong nước tốt hơn CH3OCH3 vì CH3OH tạo được liên kết hidro với nước giúp nó phân tán tốt trong nước, tức là tan được trong nước.

c) d) Tương tự câu a ta có

Nhiệt độ sôi: C2H5OH > C2H5F; C6H5CH2OH > C6H5OCH3

Độ tan: C2H5OH > C2H5F; C6H5CH2OH > C6H5OCH3

 

Xem đáp án và giải thích
Bài toán kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sục 0,02 mol Cl2 vào dung dịch chứa 0,06 mol FeBr2 thu được dung dịch A. Cho AgNO3 dư vào A thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là :

Đáp án:
  • Câu A. 30,46

  • Câu B. 12,22

  • Câu C. 28,86

  • Câu D. 24,02

Xem đáp án và giải thích
Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Tìm m?


Đáp án:

nAgNO3=0,1.2a =0,2a mol;

nFe(NO3)2 =0,1.a =0,1a mol

Ag+ + Fe2+ → Ag +Fe3+

ta có: nAg tạo thành = nFe2+ =0,1a mol (do nAg+ > nFe2+ )

→ 8,64/108 = 0,1a → a=0,8

Do đó X chứa: Fe3+ (0,1a =0,08 mol); Ag+ dư (0,2a –0,1a = 0,1a=0,08 mol),

NO3– (0,4a =0,32 mol)

Khi cho HCl vào X: Ag+ +Cl- → AgCl

Vậy m = mAgCl =143,5. 0,08 = 11,48 gam

Xem đáp án và giải thích
Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?


Đáp án:

Lớp chất lỏng phía trên có V = 19,5ml ⇒ Vbenzen = 19,5 ( Do benzen không tác dụng với dung dịch NaOH, không tan trong H2O)

mbenzen = V.D = 15,6g ⇒ mphenol = 9,4g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…