Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục, trong dung dịch có NaHCO3 được tạo thành. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và giải thích. Nhận xét về tính axit của phenol.
C6H5ONa + CO2 + H2O --t0--> C6H5OH ↓ + NaHCO3
- Dung dịch bị vẩn đục là do phản ứng tạo ra phenol.
- Nhận xét về tính axit của phenol: Phenol có tính axit yếu hơn nấc thứ nhất của axit cacbonic H2CO3, nên bị axit cacbonic đẩy ra khỏi dung dịch muối.
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.
Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.
Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
a) Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng :
Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ. Nhỏ dung dịch HNO3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng :
- Nếu không có hiện tượng gì xảy ra, chất rắn trong ống nghiệm là muối NaCl. Lọ cùng số thứ tự với ống nghiệm là NaCl.
- Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na2CO3 hoặc hỗn hợp Na2CO3 và NaCl
- Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgNO3. Nếu :
Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì muối ban đầu là Na2CO3.
Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3.
Các phương trình hoá học :
Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H20 + CO2 ↑
(đun nóng nhẹ để đuổi hết khí CO2 ra khỏi dung dịch sau phản ứng)
NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X. Cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
Bảo toàn khối lượng ⇒ mX= 3,42.44 + 3,18.18 – 4,83.32 = 53,16 gam
Bảo toàn nguyên tố O ⇒6nX + 4,83.2 = 3,42.2 +3,18 ⇒nX = 0,06 mol
Bảo toàn khối lượng ⇒53,16 + 0,06.3.40 = b + 0,06.92 ⇒ b = 54,84
Hãy xác định khối lượng và thể tích khí ( đktc) của những lượng chất sau:
a) 0,25 mol của mỗi chất khí sau: CH4 (metan), O2, H2, CO2.
b) 12 mol phân tử H2; 0,05 mol phân tử CO2; 0,01 mol phân tử CO.
c) Hỗn hợp khí gồm có: 0,3 mol CO2 và 0,15 mol O2.
a) MCH4 = 12 + 4 = 16 g/mol
mCH4 = nCH4.MCH4 = 0,25.16 = 4(g)
mO2 = nO2.MO2 = 0,25.32 = 8(g)
mH2 = nH2.MH2 = 0,25. 2 = 0,5(g)
MCO2 = 12 + 16.2 = 44 g/mol
mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,25.44 = 11(g)
Ở đktc 0,25 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:
VCH4=VO2=VH2 = VCO2 = 22,4.0,25 = 5,6(l)
b) mH2 = nH2 .MH2 = 12.2 = 24(g)
→ VH2 = nH2 .22,4 = 12.22,4 = 268,8(l)
mCO2 = nCO2 .MCO2= 0,05.44 = 2,2(g)
→ VCO2 = nCO2 . 22,4= 0,05.22,4= 1,12(l)
mCO = nCO .MCO= 0,01.28 = 0,28(g)
→ VCO = nCO .22,4 = 0,01.22,4 = 0,224(l)
c) mhh = mCO2 + mO2 = (0,3.44) + (0,15.32) = 18(g)
→ VCO = 22,4.(nCO2 + nO2) = 10,08(l)
Trùng hợp propilen thu được polipropilen (PP). Nếu đốt cháy toàn 1 mol polime đó thu được 13200 gam CO2. Hệ số trùng hợp n của polime đó bằng bao nhiêu?
PP có công thức (C3H6)n
(C3H6)n + 4,5 O2 → 3nCO2 + 3nH2O
Khi đốt cháy 1 mol PP sinh ra 3n mol CO2 → 3n = 300 → n = 100
Trong phản ứng hóa học sau: Cl2 + 6KOH -> KClO3 + 5KCl + 3H2O; Cl2 đóng vai trò gì?
Câu A. Chỉ là chất oxi hóa.
Câu B. Chỉ là chất khử.
Câu C. Vừa chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Câu D. Không phải chất oxi hóa, không phải chất khử.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet