Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử.
a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn.
b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn
c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?
a. Sự ăn mòn sắt thép là quá trình ăn mòn điện hóa với anot bị ăn mòn là sắt, catot là cacbon
Tại anot Fe → Fe2+ + 2e
Fe2+→ Fe3+ + e
Tại catot 2H2O + 2e → 2OH- + H2
Sau đó Fe2+ + 2OH-→ Fe(OH)2
Fe3+ + 32OH- → Fe(OH)3
Fe(OH)2, Fe (OH)3 →Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)
b. Tráng kẽm, thiếc ngoài vật bằng sắt, thép thì kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn do:
- Kẽm là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì kẽm bị ăn mòn trước
- Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn sẳt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì sắt bị ăn mòn trước.
c. Thiếc được dùng nhiều hơn kẽm trong việc sản xuất đồ hộp thực phẩm bởi vì các hợp chất của thiếc an toàn hơn, không gây độc cho con người như hợp chất của kẽm. Tuy nhiên để bảo vệ ông nước, xô, chậu, mái tôn thì kẽm được ưu tiên hơn thiếc vì kẽm bảo vệ sắt chống ăn mòn điện hóa tốt hơn thiếc.
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Tìm m?
Quy X về C2H3NO, CH2 và H2O. Đặt nC2H3NO = x; nCH2 = y.
→ Muối gồm x mol C2H4NO2K và y mol CH2 ⇒ mmuối = 113x + 14y = 8,19(g).
nO2 = 2,25x + 1,5y = 0,1875 mol
Bảo toàn nguyên tố Cacbon: nBaCO3 = 0,07 × 2 + 0,02 = 0,16 mol
→ m = 31,52(g)
Cho các chất CaO, CuO, Na2O, SO3, H2O, CO, CO2, H2SO4, NaOH, MgCl2, FeSO4. Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với nhau từng đôi một. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra?
Các PTHH của các phản ứng xảy ra:
CaO + SO2 → CaSO3
CaO + H2O → Ca(OH)2
CaO + CO2 → CaCO3
CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
CuO + CO → Cu + CO2
CO2 + NaOH → NaHCO3
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2
2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2
Những câu sau đây, câu nào sai?
Câu A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Câu B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
Câu C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số electron bằng nhau.
Câu D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm. (trừ chu kì 1)
Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa, đó là những hạt nào?
Nguyên tử tạo thành từ ba loại nhỏ hơn nữa là: proton, electron và nơtron.
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại.
a) Tính nồng độ HNO3
b) Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.
Các phản ứng:
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 +NO + 2H2O
x → x mol
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
y → 3y mol
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
(x+3y)/2 ← (x + 3y) mol
Ta có: nNO = x+(y/3) = 0,1 mol
mhh = 56.(x + (x+3y)/2 ) + 232. y = 18,5 – 1,46 =17,04 g
=> x = 0,09 (mol) và y = 0,03 (mol)
nHNO3= 4x + (28y/3) = 0,64 mol
=> CM (HNO3) = 0,64/0,2 = 3,2 M
mFe(NO3)2 = 3. (x+3y)/2 . 180 = 48,6 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB