Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.


Đáp án:

Sự ăn mòn kim lọi là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất này thành chất khác. Ví dụ: Dao sắt bị gỉ, kẽm bị ăn mòn trong dung dịch H2SO4, đinh sắt bị ăn mòn trong dung dịch axit HCl, vỏ tàu thủy bị gỉ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về asen
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Asen là một nguyên tố hóa học có ký hiệu As (cùng nhóm với nguyên tố photpho, có số hiệu là 33), là một á kim gây ngộ độc khét tiếng, ngộ độc asen sẽ dẫn đến ung thư da, ung thư phổi, ung thư thận và bàng quang; tuy nhiên asen hữu cơ lại ít độc hơn asen vô cơ (thạch tín) rất nhiều (asen hữu cơ không tương tác với cơ thể người và thải ra theo đường bài tiết từ 1-2 ngày), cá biển và hải sản luôn có lượng asen hữu cơ trong cơ thể vì thế trong nước mắm sản xuất truyền thống (lên men cá) luôn có lượng asen hữu cơ nhất định (ít gây nguy hiểm). Công thức nào dưới đây là asen hữu cơ?


Đáp án:
  • Câu A. AsCl3.

  • Câu B. H3AsO4.

  • Câu C. As2S3.

  • Câu D. H2N – C6H4 - AsO(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Amin
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau (được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của ba amin là :

Đáp án:
  • Câu A. C2H7N, C3H9N, C4H11N

  • Câu B. C3H7N, C4H9N, C5H11N

  • Câu C. CH5N, C2H7N, C3H9N

  • Câu D. C3H8N, C4H11N, C5H13N

Xem đáp án và giải thích
Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau?


Đáp án:
  • Câu A. SiO

  • Câu B. SiO2

  • Câu C. SiH4

  • Câu D. Mg2Si

Xem đáp án và giải thích
Tính lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80%
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80%


Đáp án:

Phương trình phản ứng :

CH2OH[CHOH]4CHO (0,01) + H2 -Ni, to→ CH2OH[CHOH]4CH2OH (0,01) (1)

Theo (1) và giả thiết ta có:

nCH2OH[CHOH]4CHO = nCH2OH[CHOH]4CH2OH = 0,01 mol

Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng glucozơ cần dùng là :

M = (0,01.180)/80% = 2,25g

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm kim loại kiềm X và kim loại kiềm thổ Y thuộc cùng chu kì. Cho 11,8 gam E tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Kim loại X và Y tương ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm kim loại kiềm X và kim loại kiềm thổ Y thuộc cùng chu kì. Cho 11,8 gam E tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Kim loại X và Y tương ứng là


Đáp án:

Gọi kim loại chung là M, hóa trị x

BT e => 11,8x/M = 0,2.23

=> M = 29,5x

1 < x < 2

=> 29,5 < M < 59

Ít nhất 1 trong 2 kim loại phải có phân tử khối thuộc khoảng này. Chọn K và Ca

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…