So sánh bản chất hoá học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm : a)  Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3. b)  Điện phân dung dịch AgNO3với các điện cực bằng đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh bản chất hoá học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm :

a)  Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.

b)  Điện phân dung dịch AgNO3với các điện cực bằng đồng.

 


Đáp án:

a) Thí nghiệm 1:   Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Cu khử trực tiếp Ag+ thành Ag, Cu bị oxi hoá thành Cu2+

b) Thí nghiệm 2 : 

Ở catot, Ag+ bị khử thành Ag. Ở anot, Cu bị oxi hoá thành Cu2+ tan vào dung dịch. Sau khi các ion Ag+ có trong dung dịch AgNO3 bị khử hết sẽ đến lượt các ion Cu2+ bị khử thành Cu bám trên catot.

Trong hai thí nghiệm :

Giống nhau : các phản ứng đều là phản ứng oxi hoá - khử.

Khác nhau : ở thí nghiệm 1, phản ứng oxi hoá - khử không cần dòng điện, ở thí nghiệm 2, phản ứng oxi hoá - khử xảy ra nhờ có dòng điện một chiều.



Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo , amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo , amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột


Đáp án:

Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột

a) Phân tử amilozơ

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh

- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ

b) Phân tử amilopectin

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:

+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)

+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh

Xem đáp án và giải thích
So sánh lực bazơ của các amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:


Đáp án:
  • Câu A. phenylamin, etylamin, amoniac

  • Câu B. phenylamin, amoniac, etylamin

  • Câu C. etylamin, amoniac, phenylamin

  • Câu D. etylamin, phenylamin, amoniac

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm muối của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2 thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Xác định tên gọi của X và Y?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm muối của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2 thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Xác định tên gọi của X và Y?


Đáp án:

nCO2 = 29,12/22,4 = 1,3 mol

E + NaOH → muối của axit cacboxylic đơn chức + hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng

→ E là este đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.

Bảo toàn khối lượng ta có:

mH2O = mE + mO2 - mCO2 = 27,2 + 1,5.32 - 1,3.44 = 18 gam

→ nH2O = 18/18 = 1 mol

Bảo toàn nguyên tố oxi ta có: nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 2.1,3 + 1 - 2.1,5 = 0,6 mol

→ nE = nO(E)/2 = 0,6/2 = 0,3 mol

Nhận thấy: nCO2 - nH2O = nE → X và Y là 2 este không no, đơn chức có 1 liên kết π trong gốc hiđrocacbon.

Gọi công thức chung của X là CnH2n-2O2

→ Số nguyên tử cacbon trung bình của E là n = nCO2/nE = 1,3/0,3 = 4,33

→ Công thức phân tử của X và Y là C4H6O2 và C5H8O2

→ Công thức cấu tạo của X: CH2=CHCOOCH3 và Y: CH2=CHCOOCH2CH3

Tên gọi của X và Y lần lượt là metyl acrylat và etyl acrylat.

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?


Đáp án:

nCu = 0,12 mol

nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol; nSO42- = 0,1 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,12      0,32       0,12

0,12      0,32       0,08       0,12

0            0             0,04

mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm. a) Xác định tên 2 KL đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại b) Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd kiềm và khối lượng muối clorua thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.

a) Xác định tên 2 KL đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại

b) Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd kiềm và khối lượng muối clorua thu được.


Đáp án:

a. Gọi công thức chung cho hai kim loại kiềm là M

Số mol H2: nH2 = 0,05(mol)

PTHH:

Theo pt: nM = 2. nH2 = 2. 0,05 = 0,1(mol)

⇒ M =3,1/0,1 = 31 → Na, K

Gọi x, y lần lượt là số mol của Na và K trong hỗn hợp

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

b.

Theo pt: nHCl = nMOH = 0,1 (mol)

VHCl = n/CM = 0,1/2 = 0,05 l = 50 ml

m(MCl) = 0,1.(31 + 35,5) = 6,65(g)

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…