Tính lượng kết tủa đồng(I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 9,00 gam glucozơ và lượng dư đồng(II) hiđroxit trong môi trường kiềm
nGlu = 0,05 mol
Ta có: nglu = n-CHO = nCu2O = 0,05 mol
⇒ mCu2O = 0,05.144 = 7,2g
Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị ?
Cấu hình e của C: 1s22s22p2
C có 4e lớp ngoài, để bền vững các nguyên tố cần có 8e lớp ngoài cùng. Độ âm điện của C là 2,55 ( độ âm điện trung bình) nên C khó cho hoặc nhận e một cách hoàn toàn vì vậy mà chủ yếu C hình thành liên kết với các nguyên tố khác bằng việc dùng chung các e (liên kết cộng hoá trị).
Trình bày tính chất hóa học của Beri
- Be là chất khử mạnh nhưng yếu hơn Li và Mg. Trong hợp chất tồn tại dưới dạng ion Be2+.
Be → Be2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim
2 Be + O2 → 2 BeO
- Trong không khí, Be bị oxi hóa chậm tạo thành màng oxit mỏng bào vệ kim loại, khi đốt nóng Be bị cháy trong oxi.
b. Tác dụng với axit
- Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:
Be + H2SO4 → BeSO4 + H2
- Với dung dịch HNO3:
3Be + 8HNO3(loãng,nóng) → 3Be(NO3)2 + 2NO + 4H2O
c. Tác dụng với nước
- Ở nhiệt độ thường, Be không phản ứng.
d. Tác dụng với dung dịch kiềm
- Be tác dụng với dung dịch bazơ mạnh
Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2
Be + 2NaOH n/c → Na2BeO2 + H2
Câu A. y = 100x
Câu B. y = 2x
Câu C. y = x+2
Câu D. y = x - 2
Trong số các chất đã cho sau đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất? chất nào là hợp chất?
a) Khí cacbonic tạo nên tử hai nguyên tố C và O.
b) Photpho trắng tạo nên từ nguyên tố P.
c) Axit sunfuric tạo nên từ các nguyên tố H, S và O.
d) Kim loại magie tạo nên từ nguyên tố Mg.
a) Khí cacbonic là hợp chất do tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là C và O.
b) Photpho trắng là đơn chất do tạo nên từ một nguyên tố hóa học là P.
c) Axit sunfuric là hợp chất do tạo nên từ ba nguyên tố hóa học là H, S và O.
d) Kim loại magie là đơn chất do tạo nên từ một nguyên tố hóa học là Mg.
Yêu cầu như bài 4.4. a) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử natri. b) Nguyên tử cacbon (xem sơ đồ trong bài tập 5, bài 4 – SGK) có số lớp electron như nguyên tử nào. c) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon.
a) Nguyên tử kali có số electron ngoài cùng như nguyên tử natri. (1 e lớp ngoài cùng)
b) Nguyên tử cacbon có số lớp electron như nguyên tử nitơ và nguyên tử neon. (2 lớp e)
c) Nguyên tử sillic có số electron có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon. (4 e lớp ngoài cùng)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB