Sắt tác dụng được với chất nào sau đây? a) Dung dịch muối Cu(NO3)2 b) H2SO4 đặc, nguội c) Khí Cl2 d) Dung dịch ZnSO4. Viết các phương trình hóa học và ghi điều kiện, nếu có
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sắt tác dụng được với chất nào sau đây?

a) Dung dịch muối Cu(NO3)2

b) H2SO4 đặc, nguội

c) Khí Cl2

d) Dung dịch ZnSO4.

Viết các phương trình hóa học và ghi điều kiện, nếu có


Đáp án:

Sắt tác dụng với dung dịch muối Cu(NO3)2 (a) và khí Cl2 (c):

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu ↓

(kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối)

2Fe + 3Cl2 --t0--> 2FeCl3.

Lưu ý: Sắt bị thụ động hóa trong môi trường H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy một lượng photpho (có khối lượng lớn hơn 2,48 gam) bằng oxi dư, lấy sản phẩm cho vào 75 gam dung dịch NaOH 8% rồi làm khô thu được m gam cặn khan X, trong đó có 7,1 gam Na2HPO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy một lượng photpho (có khối lượng lớn hơn 2,48 gam) bằng oxi dư, lấy sản phẩm cho vào 75 gam dung dịch NaOH 8% rồi làm khô thu được m gam cặn khan X, trong đó có 7,1 gam Na2HPO4. Tìm m?


Đáp án:

nH3PO4 = nP = 0,08 mol

nNaOH = 0,15 < 3nH3PO4

⇒ tạo muối axit

Bảo toàn nguyên tố Na ⇒ nNaH2PO4 = 0,05 mol

⇒ m = 7,1 + 120.0,05 = 13,1 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Chất làm khô clo ẩm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch H2SO4 đậm đặc.

  • Câu B. Na2SO3 khan.

  • Câu C. CaO.

  • Câu D. Dung dịch NaOH đặc.

Xem đáp án và giải thích
Giải bằng phư5ơng pháp ion rút gon
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là


Đáp án:
  • Câu A.

    6,72. 

  • Câu B.

    8,96. 

  • Câu C.

    4,48.

  • Câu D.

    10,08.

Xem đáp án và giải thích
Tìm nồng độ dung dich NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M tác dụng với 200 gam dung dịch NaOH thu được 11,7 gam kết tủa trắng. Nồng độ dung dịch NaOH đã dùng là

Đáp án:
  • Câu A. 9%

  • Câu B. 12%

  • Câu C. 13%

  • Câu D. Phương án khác

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu?


Đáp án:

nCu(NO3)2 = 0,3 mol = nCu ; nPb(NO3)2 = 0,1 mol = nPb

Các phương trình hóa học

Zn + Cu(NO3)2 → Cu + Zn(NO3)2 (1)

Zn + Pb(NO3)2 → Pb + Zn(NO3)2 (2)

Theo (1) 1 mol Zn (65gam) → l mol Cu khối lượng giảm 65 - 64 = 1 gam

0,3 mol Cu tạo ra khối lượng giảm 0,3 gam.

Theo (2) 1 mol Zn (65gam) 1 mol Pb khối lượng tăng 207 - 65 = 142 gam

0,1 mol Pb tạo ra khối lượng tăng 14,2 gam

⇒ Khối lượng lá kẽm sau phản ứng 100 - 0,3 + 14,2 = 113,9 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…