Phản ứng tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phương trình hóa học sau: Cl2 + NaBr ---> ; NaOH + CH3COOC6H5 ---> ; HCl + C2H5ONa ---> ; C2H5OH + Ag(NH3)2OH ---> ; C + KNO3 + S ---> ; CaO + Cu(NO3)2 + H2O --> ; H2SO4 + KMnO4 + FeSO4 ---> ; C + H2O --> ; O2 + C12H22O11 --> ; H2 + CH2=CHCH2OH --> Trong các phương trình trên, có bao nhiêu phương trình phản ứng tạo ra chất khí?

Đáp án:
  • Câu A. 4 Đáp án đúng

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Giải thích:

Cl2 + 2NaBr → Br2 + 2NaCl NaOH + CH3COOC6H5 → C6H5OH + CH3COONa HCl + C2H5ONa → C2H5OH + NaCl C2H5OH + 2Ag(NH3)2OH → 2Ag + CH3CHO + 2H2O + 4NH3 3C + 2KNO3 + S → K2S + N2 + 3CO2 CaO + Cu(NO3)2 + H2O → Ca(NO3)2 + Cu(OH)2 8H2SO4 + 2KMnO4 + 10FeSO4 → 5Fe2(SO4)3 + 8H2O + 2MnSO4 + K2SO4 C + H2O ↔ CO + H2 12O2 + C12H22O11 → 11H2O + 12CO2 H2 + CH2=CHCH2OH → CH3CH2CH2OH Vậy đáp án A đúng

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với: a) Dung dịch NaOH. b) Dung dịch HCl. c) Dung dịch AgNO3. Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

a) Dung dịch NaOH.

b) Dung dịch HCl.

c) Dung dịch AgNO3.

Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Tác dụng với dung dịch NaOH là dung dịch các muối Mg(NO3)2 và CuCl2 vì sinh ra

Mg(OH)2 kết tủa, Cu(OH)2 kết tủa.

Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaNO3

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

b) Không muối nào tác dụng với dung dịch HCl.

c) Tác dụng với dung dịch AgNO3 là dung dịch muối CuCl2 tạo AgCl kết tủa trắng.

CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Cu(NO3)2.

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?


Đáp án:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 8,736/22,4 = 0,39 (mol)

Lại có: nHCl = (500/1000). 1 = 0,5 (mol); nH2SO4 = (500/1000). 0,28 = 0,14 (mol)

Khối lượng muối tạo thành bằng: 7,74 + 0,5.36,5 + 0,14.98 – 0,39.2 = 38,93 (gam).

Xem đáp án và giải thích
Tại sao Al khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh, giải phóng khí H2 ? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao Al khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh, giải phóng khí H2 ? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.



Đáp án:

Al khử H2O rất khó khăn, không thu được khí H2 vì Al phản ứng với nước tạo ra màng bảo vệ là Al(OH)3, nó ngăn không cho Al tiếp xúc với nước. Trong dung dịch kiềm mạnh (NaOH, KOH,...) màng bảo vệ Al(OH)3 sinh ra liền bị phá huỷ, do đó Al khử H2O dễ dàng, giải phóng khí H2.

2Al + 6H2O→ 2Al(OH)3+ 3H2                   (1)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 +2H2O         (2)

Hai phản ứng trên xảy ra luân phiên nhau, cho tới khi Al bị oxi hoá hết. Ở đây, kiềm giữ vai trò hoà tan màng bảo vệ Al(OH)3, tạo điều kiện cho Al khử H2O dễ dàng.




Xem đáp án và giải thích
Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.


Đáp án:

Trước phản ứng có 1,12 + 0,24 = 1,36 gam kim loại, sau phản ứng có l,88g.

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)

Theo (1) 24 g Mg phản ứng tạo 64 g Cu khối lượng tăng 40 g.

⇒ 0,24 g Mg phản ứng tạo 0,64 g Cu khối lượng tăng 0.4 g

⇒ nCu = 0,64/64 = 0,01 mol

Theo bài cho từ 1.36 gam kim loại sau phản ứng thu được 1.88 g tăng 0.52 g

→ Fe đã phản ứng và làm khối lượng tăng thêm 0,12 gam nữa.

Theo (2) 1 mol (56 g) Fe phản ứng tạo ra 1 mol(64 g) Cu khối lượng tăng 8 g.

→ nCu = 0,12/8 = 0,015 mol

nCuSO4 = 0,01 + 0,015 = 0,025 mol

CM CuSO4 = 0,025/0,25 = 0,1 M

Xem đáp án và giải thích
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào. b) So sánh tính chất hóa học của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.

a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào.

b) So sánh tính chất hóa học của chúng.


Đáp án:

a) Gọi số điện tích hạt nhân của nguyên tố A là ZA, số điện tích hạt nhân của nguyên tố B là ZB. Theo đề bài ta có

ZA - ZB =1 và ZA + ZB = 25 => ZA = 13 (Al); ZB = 12 (Mg)

b) Cấu hình electron của Al: ls22s22p63s23p1. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA

Cấu hình electron của Mg: ls22s22p63s2. Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA

b) Al và Mg thuộc cùng chu kì. Theo quy luật, Mg có tính kim loại mạnh hơn Al.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…