Sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sắt tây là sắt tráng thiết. nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là:

Đáp án:
  • Câu A. Cả hai đều bị ăn mòn như nhau

  • Câu B. Không kim loại nào bị ăn mòn

  • Câu C. Thiếc

  • Câu D. Sắt Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D. - Sắt tây là sắt tráng thiếc. Trong phương pháp bảo vệ bề mặt: thiếc là kim loại khó bị oxi hóa ở nhiệt độ thường, màng oxit thiếc mỏng và mịn cũng có tác dụng bảo vệ thiếc và thiếc oxit không độc lại có màu trắng bạc khá đẹp. Thiếc là kim loại mềm, dễ bị sây sát. Nếu vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học, kết quả là sắt bị ăn mòn nhanh.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?


Đáp án:
  • Câu A. CaCO3 + H2O + CO3 -> Ca(HCO3)2

  • Câu B. P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4

  • Câu C. 2SO2 + O2 -> 2SO3

  • Câu D. BaO + H2O -> Ba(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nào khác làm thuốc thử. Viết các phương trình hóa học, nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nào khác làm thuốc thử. Viết các phương trình hóa học, nếu có.


Đáp án:

Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lần lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

  NaCl K2CO3 Na2SO4 HCl Ba(NO3)2 Kết luận
NaCl
K2CO3 Khí Kết tủa Khí, kết tủa
Na2SO4 Kết tủa Kết tủa
HCl Khí Khí
Ba(NO3)2 Kết tủa Kết tủa 2 kết tủa
 

Nhận xét:

Ở dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là dung dịch NaCl. Ở dung dịch nào có một trường hợp thoát khí và một trường hợp kết tủa là dung dịch K2CO3.

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 (1)

K2CO3 + Ba(NO3)2 → 2KNO3 + BaCO3 (2)

Ở dung dịch nào có một trường hợp kết tủa là dung dịch Na2SO4:

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4 (3)

Ở dung dịch nào có một trường hợp thoát khí là dung dịch HCl: Phương trình (1)

Ở dung dịch nào có hai trường hợp kết tủa là dung dịch Ba(NO3)2: Phương trình (2) và (3).

Xem đáp án và giải thích
Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp E chứa 3 amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 0,255 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,03 mol N2. Nếu cho lượng E trên tác dụng hết với HNO3 dư thì khối lượng muối thu được là:

Đáp án:
  • Câu A. 5,17

  • Câu B. 6,76

  • Câu C. 5,71

  • Câu D. 6,67

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với dung dịch axit HCl thu được 4,15 gam hỗn hợp muối clorua. Khối lượng hidroxit trong hỗn hợp?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với dung dịch axit HCl thu được 4,15 gam hỗn hợp muối clorua. Khối lượng hidroxit trong hỗn hợp?


Đáp án:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

x (mol)                x (mol)

KOH + HCl → KCl + H2O

y mol                y mol

Gọi x, y lần lượt là số mol của NaOH và KOH

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

40x + 56y = 3,04 và 58,5x + 74,5y = 4,15

=> x = 0,02 và y = 0,04

=>. mNaOH = 0,8g và mKOH = 2,24g

Xem đáp án và giải thích
Etanol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể gây tử vong. Tên gọi khác của etanol là

Đáp án:
  • Câu A. axit fomic.

  • Câu B. phenol.

  • Câu C. etanal.

  • Câu D. ancol etylic.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…