phương pháp loại tạp chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch FeSO4 bị lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản để loại tạp chất là :

Đáp án:
  • Câu A. Cho một lá nhôm vào dung dịch

  • Câu B. Cho lá sắt vào dung dịch Đáp án đúng

  • Câu C. Cho lá đồng vào dung dịch

  • Câu D. Cho dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hoà tan vào dung dịch H2SO4 loãng.

Giải thích:

Chọn B. A. Sai, Cho một lá nhôm vào dung dịch thì không loại bỏ được CuSO4. B. Đúng, Để loại bỏ CuSO4 ra khỏi dung dịch ta cho là Fe vào dung dịch với mục đích loại bỏ Cu2+ ra khỏi dung dịch. C. Sai, Cho lá đồng vào dung dịch thì không loại bỏ được. D. Sai, Cho dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch, lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 rồi hoà tan vào dung dịch H2SO4 loãng. Đây là một quá trình khá phức tạp.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

nHCl = 0,15

pH = 1 —> [H+] = 0,1 —> nH+ = 0,01
—> nOH- = nH+ phản ứng = 0,15 – 0,01 = 0,14

nOH- = 2nO + 2nH2 —> nO = 0,05

m kim loại = 9,15 – mCl- = 9,15 – 0,14.35,5 = 4,18g

—> m = m kim loại + mO = 4,18 + 0,05.16 = 4,98g

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 


Đáp án:

Dùng quỳ tím nhận biết được 2 nhóm: HCl, HNO3 (nhóm 1) làm quỳ chuyển đỏ và KCl, KNO3 (nhóm 2) không làm quỳ chuyển màu.

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm của mỗi nhóm ⇒ tạo kết tủa trắng là HCl (nhóm 1) và KCl (nhóm 2)

AgNO3+ HCl → AgCl + HNO3

AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3

Xem đáp án và giải thích
Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 39 g kim loại K vào 362 g nước là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 39 g kim loại K vào 362 g nước là



Đáp án:

Số mol K: nK =39:39 = 1 (mol)

2K + 2H2O → 2KOH   + H2

1                 → 1             0,5     mol

Khối lượng KOH là mKOH = 56.1 = 56 (g)

Khối lượng dung dịch là

 mdd =  mK + mnước - mkhí

 = 39 + 362 – 0,5.2 = 400 (g)

Nồng độ C%KOH = (56.100) : 400 = 14%

Xem đáp án và giải thích
Mgie clorua là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Magie clorua là gì?


Đáp án:

Magie clorua là tên của hợp chất hóa học với công thức MgCl2 và hàng loạt muối ngậm nước MgCl2. (H2O)x của nó.

- Công thức phân tử: MgCl2

- Công thức cấu tạo: Cl-Mg-Cl

Xem đáp án và giải thích
Ghi Đ (đúng) hoặc s (sai) vào ô vuông ở cuối mỗi nội dung sau: A. Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng vị giác B. Dung dịch mantozo có tính khứ vì đã bị thủy phân thành glucozo C. Tinh bột và xenlulozo không thể hiện tính khử vì trong phân tử hầu như không có nhóm -OH semiaxetal tự do. D. Tinh bột có phản ứng màu với iot vì có cấu trúc vòng xoắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ghi Đ (đúng) hoặc s (sai) vào ô vuông ở cuối mỗi nội dung sau:

A. Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng vị giác

B. Dung dịch mantozo có tính khứ vì đã bị thủy phân thành glucozo

C. Tinh bột và xenlulozo không thể hiện tính khử vì trong phân tử hầu như không có nhóm -OH semiaxetal tự do.

D. Tinh bột có phản ứng màu với iot vì có cấu trúc vòng xoắn.


Đáp án:

A - S

B - S

C- Đ

D - Đ

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…