Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.


Đáp án:

* Theo thuyết A-rê-ni-út:

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Thí dụ : HCl → H+ + Cl-

CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

Thí dụ : NaOH → Na+ + OH-

* Theo thuyết Bron – stêt:

- Axit là chất nhường proton (H+) . Bazơ là chất nhận proton.

Axit ↔ Bazơ + H+

- Thí dụ 1:

CH3COOH + H2O ↔ H3O+ + CH3COO-

- Thí dụ 2:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung m gam hỗn hợp X gồm AgNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2, thu được chất rắn Yvà 0,75 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Tỉ khối của Z so với H2 là 21,6. Mặt khác, cho m gam X vào nước dư, thu được 10,8 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:
Nung m gam hỗn hợp X gồm AgNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2, thu được chất rắn Yvà 0,75 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Tỉ khối của Z so với H2 là 21,6. Mặt khác, cho m gam X vào nước dư, thu được 10,8 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Đáp án:

nAg = 0,1 mol; Z: NO2 (0,6 mol); O2 (0,15 mol)
Bảo toàn e: 4nO2 + nFe2+= nNO2 + nAg+
=> nFe2+ = nAg+= 0,1 mol
Bảo toàn N => nAgNO3+ 2nCu(NO3)2+ 2nFe(NO3)2= 0,6
=> nCu(NO3)2= 0,15 mol
=> m= 63,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, Ag2O, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, Ag2O, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao?


Đáp án:

- H2 không tác dụng với các oxit: Na2O, K2O, BaO, CaO, MgO, Al2O3

→ Những oxit phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao là: CuO, Ag2O, PbO.

Xem đáp án và giải thích
Protein
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất có phản ứng màu biure là:

Đáp án:
  • Câu A. Chất béo

  • Câu B. Tinh bột

  • Câu C. Protein

  • Câu D. Saccarozo

Xem đáp án và giải thích
Cho công thức hóa học của các chất sau: a) Khí clo Cl2. b) Khí metan CH4. c) Kẽm clorua ZnCl2. d) Axit sunfuric H2SO4. Hãy nêu những gì biết được từ mỗi chất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho công thức hóa học của các chất sau:

a) Khí clo Cl2.

b) Khí metan CH4.

c) Kẽm clorua ZnCl2.

d) Axit sunfuric H2SO4.

Hãy nêu những gì biết được từ mỗi chất


Đáp án:

a) Khí Cl2:

- Khí clo do nguyên tố clo tạo ra

- Có 2 nguyên tử clo trong một phân tử khí Cl2

- Phân tử khối: 35,5 x 2 = 71 đvC.

b) Khí CH4:

- Khí CH4 do 2 nguyên tố H và C tạo ra.

- Có 1 nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử H trong một phân tử CH4

- Phân tử khối : 12 + 1.4 = 16 đvC

c) Kẽm clorua ZnCl2:

- Kẽm clorua do hai nguyên tố là Zn và Cl tạo ra.

- Có 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử Cl trong 1 phân tử ZnCl2

- Phân tử khối: 65 + 35,5 x 2 = 136 đvC

d) Axit sunfuric H2SO4:

- Axit sunfuric do ba nguyên tố là H, S và O tạo ra

- Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O trong 1 phân tử H2SO4

- Phân tử khối bằng: 2 x 1 + 32 + 16 x 4 = 98 đvC

Xem đáp án và giải thích
Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Gía trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A biến đổi như thế nào theo chiều điện tích hạt nhân tăng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Gía trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A biến đổi như thế nào theo chiều điện tích hạt nhân tăng?


Đáp án:

Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử (những electron bị hút là những electron nằm trong liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử).

Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…