Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tắc sản xuất gang là oxi hóa các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao. (b) Cu và Fe2O3 tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư. (c) Trong các kim loại, Crom là kim loại cứng nhất, còn xesi mềm nhất. (d) Al(OH)3, Cr(OH)3, Cr2O3 đều tan trong dung dịch NaOH loãng. (e) Thạch cao sống được sử dụng để bó bột trong y học. (f) Sr, Na, Ba và Be đều tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 3 Đáp án đúng

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Giải thích:

Chọn A. Có 3 phát biểu đúng là (b), (c) và (e). a) Sai, nguyên tắc sản xuất gang là khử các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Nguyên tác sản xuất thép là oxi hóa các tạp chất trong gang như cacbon và lưu huỳnh thành những oxit. (b) Đúng, ban đầu: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O , a mol 2a mol; 2FeCl3 + Cu → FeCl2 + CuCl2, 2a mol a mol ; (c) Đúng, trong các kim loại, crom là kim loại cứng nhất, còn xesi mềm nhất. (d) Sai, Cr2O3 tan trong dung dịch kiềm đặc, nóng. (e) Đúng, Thạch cao nung CaSO4.H2O được dùng để bó bột, đúc tượng, đúc các mẫu chi tiết trong thiết kế nội thất. (f) Sai, Be không tác dụng với nước ở mọi điều kiện nhiệt độ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt ba khí : etan, etilen và cacbon đioxit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt ba khí : etan, etilen và cacbon đioxit.



Đáp án:

Thử với nước brom, khí nào làm mất màu nước brom là etilen :

Hai khí còn lại đem thử với nước vôi trong ; chất nào làm dung dịch vẩn dục là C02 :




Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3: FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3: FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

- Lấy chất trong từng lọ đem hòa tan bằng dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp có chứa FeO và Fe2O3 và tan nhưng không sinh ra khí. 2 hỗn hợp kia tan và kèm theo hiện tượng thoát khi:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H20

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

- Lấy phần dung dịch của hai hỗn hợp chưa nhận được, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào

+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và FeO do tạo dung dịch FeCl2 khi tác dụng với NaOH tạo ra kết tủa màu trắng xanh

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và Fe2O3 do tạo dung dịch hỗn hợp FeCl2 và FeCl3 khi tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh lẫn nâu đỏ

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl

FeCl2 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ + 3NaCl

Xem đáp án và giải thích
Dựa trên cơ sở hoá học nào để điéu chế nhôm oxit từ quặng boxit ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa trên cơ sở hoá học nào để điéu chế nhôm oxit từ quặng boxit ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.



Đáp án:

Quặng boxit gồm chủ yếu là A12O3, có lẫn các tạp chất là Fe2O3 và SiO2 (cát). Việc tách A12O3 nguyên chất ra khỏi các tạp chất dựa vào tính lưỡng tính của A12O3.

- Nghiền nhỏ quặng rồi cho vào dung dịch NaOH loãng, nóng :

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Lọc bỏ Fe2O3 và SiO2 không tan.

- Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 :

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3

Lọc lấy Al(OH)3rồi nhiệt phân :





Xem đáp án và giải thích
Sản xuất hiđro trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Sản xuất hiđro trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?


Đáp án:

rong công nghiệp, sản xuất hiđro bằng cách:

- Phương pháp điện phân nước : 2H2điện phân→ 2H2↑ + O2

- Dùng than khử oxi của H2O ở nhiệt độ cao: C + H2O --t0--> CO↑ + H2

- Điều chế từ khí tự nhiên, khí mỏ dầu.

Xem đáp án và giải thích
Bắn một chùm tia α đâm xuyên qua một mảnh kim loại. hỏi khi một hạt nhân bị bắn phá, có khoảng bao nhiêu hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử? biết rằng đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bắn một chùm tia α đâm xuyên qua một mảnh kim loại. hỏi khi một hạt nhân bị bắn phá, có khoảng bao nhiêu hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử? biết rằng đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.


Đáp án:

Khi bắn một chùm tia α qua 1 nguyên tử : các tia sẽ đi qua tiết diện ngang của nguyên tử và hạt nhân.

Tỉ lệ giữa tiết diện ngang của nguyên tử và hạt nhân là : (πd2)/(πd'2 )

Trong đó: d là đường kính của nguyên tử và d’ là đường kính hạt nhân. Tỉ lệ này bằng (104)2 = 108.

Vậy: khi có 1 tia α gặp hạt nhân thì có 108 hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…