Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất Gly-Ala-Gly-Gly, glucozo, Ala-Gly, protein, glixerol. Số chất trong dãy tác dụng được với Cu(OH)2 là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4 Đáp án đúng

  • Câu C. 3

  • Câu D. 5

Giải thích:

Chọn B. Vậy có 4 chất trong dãy tác dụng được với Cu(OH)2 là : Gly-Ala-Gly-Gly, glucozơ, protein, glixerol.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập về phản ứng của hỗn hợp oxit kim loại với khí H2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm ?


Đáp án:
  • Câu A. Cu, Fe, Al, Mg.

  • Câu B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.

  • Câu C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.

  • Câu D. Cu, Fe, Al, MgO.

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch, khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại có khối lượng 0,8m gam. Giả sử sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch, khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại có khối lượng 0,8m gam. Giả sử sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO. Tìm m?


Đáp án:

Sau phản ứng thu được hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe, Cu ⇒ H+ và NO3-, Cu2+ hết.

Dung dịch chỉ chứa FeCl2: 0,2 mol (bảo toàn Cl- = 0,4mol), Cu: 0,05 mol

⇒ mFe pư = 0,2. 56 = 11,2 gam

→ 0,8m gam kim loại gồm Fe dư: m - 11,2 (gam) và Cu: 0,05. 64 = 3,2 gam

→ 0,8m = 3,2 + m - 0,2.56 → m = 40 gam.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X có tỉ khối so với Hs là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X có tỉ khối so với Hs là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là bao nhiêu gam?


Đáp án:

Đặt CTPT chung của X là C3Hx

⇒ MX = 3.12 + x = 21,2.2⇒ x = 6,4 ⇒ CTPT X: C3H6,4 (0,1 mol)

⇒ nCO2 = 0,1.3 = 0,3 mol; 2nH2O = 0,1.6,4 ⇒ nH2O = 0,32 mol

⇒ m = 0,3.44 + 0,32.18 = 18,96 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử: A. Vô cùng nhỏ. B. Trung hòa về điện. C. Tạo ra các chất. D. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hóa học. Hãy chọn cụm từ phù hợp (A, B, C hay D?) với phần còn lại trống trong câu: "Nguyên tử là hạt ..., vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân".
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử:

   A. Vô cùng nhỏ.

   B. Trung hòa về điện.

   C. Tạo ra các chất.

   D. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hóa học.

   Hãy chọn cụm từ phù hợp (A, B, C hay D?) với phần còn lại trống trong câu:

   "Nguyên tử là hạt ..., vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân".


Đáp án:

 B. Trung hòa về điện.

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau (1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3 (2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng (3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH (4) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong ddHCl (5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm (6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3 Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…