Phân tử khối của xenlulozo trong khoảng 1000000 – 2400000. Hãy tính gần đúng số mắt xích (C6H10O5)n và chiều dài mạch xenlulozo theo đơn vị mét, biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5 Ao (1m = 1010Ao)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử khối của xenlulozo trong khoảng 1000000 – 2400000. Hãy tính gần đúng số mắt xích (C6H10O5)n và chiều dài mạch xenlulozo theo đơn vị mét, biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5 Ao (1m = 1010Ao)


Đáp án:

Phân tử khối của xenlulozo : 162n.

Với M = 1.000.000 ⇒ n = 1000000/162 mắt xích.

⇒ Chiều dài mạch xenlulozo là: 1000000/162 . 5.10-6 = 3,0864.10-6 m

Với M = 2.400.000 ⇒ n = 2400000/162 mắt xích.

⇒ Chiều dài mạch xenlulozo là: 2400000/162. 5.10-6 = 7,4074.10-6 m

Chiều dài mạch xenlulozo trong khoảng 3,0864.10-6m - 7,4074.10-6m

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO4, H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3


Đáp án:

Trích mẫu thử đánh số thứ tự

Sử dụng quỳ tím, cho quỳ tím vào 5 ống nghiệm trên

Mẫu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển màu đỏ thì chất đó là: H2SO4

Mẫu ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển màu xanh thì chất đó là: NaOH

Mẫu không làm quỳ tím đổi màu: Na2SO4, KCl, NaNO3

Sử dụng dung dịch BaCl2để nhận biết nhóm không lam đổi màu quỳ tím

Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng BaSO4thì dung dịch ban đầu chính là Na2SO4

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

Hai dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là KCl, NaNO3

Tiếp tục sử dụng dung dịch AgNO

Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng AgCl thì dung dịch ban đầu chính là KCl

KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3

Còn không có hiện tượng gì là KCl

Xem đáp án và giải thích
Sơ đồ chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho sơ đồ sau : X (C4H9O2N) ---NaOH,t0---> X1 ---HCl(d­ư)---> X2 ---CH3OH,HCl (khan)---> X3 ---KOH---> H2N-CH2COOK Vậy X2 là :

Đáp án:
  • Câu A. ClH3N-CH2COOH

  • Câu B. H2N-CH2-COOH

  • Câu C. H2N-CH2-COONa

  • Câu D. H2N-CH2COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Có phương trình hóa học sau: CaCO3 → CaO + CO2. a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO? b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3? c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc). d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 → CaO + CO2.

a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO?

b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?

c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc).

d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.


Đáp án:

Phương trình hóa học CaCO3 → CaO + CO2.

a) nCaO = 0,2 mol.

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,2 (mol)

b) nCaO = 0,125 (mol)

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,125 (mol)

mCaCO3 = M.n = 100.0,125 = 12,5 (g)

c) Theo PTHH thì nCO2 = nCaCO3 = 3,5 (mol)

VCO2 = 22,4.n = 22,4.3,5 = 78,4 (lít)

d) nCO2 = 0,6 (mol)

Theo PTHH nCaO = nCaCO3 = nCO2 = 0,6 (mol)

mCaCO3 = n.M = 0,6.100 = 60 (g)

mCaO = n.M = 0,6.56 = 33,6 (g)

Xem đáp án và giải thích
Giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2, giữa nguyên tử H và nguyên tử Cl trong phân tử HCl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2, giữa nguyên tử H và nguyên tử Cl trong phân tử HCl.


Đáp án:

- Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ bỏ ra 3 electron lớp ngoài cùng tạo thành 3 cặp electron chung giữa hai nguyên tử nitơ. Mỗi nguyên tử trong phân tử N2 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử nitơ có 8 electron lớp ngoài cùng.

- Trong phân tử HCl, nguyên tử clo bỏ ra 1 electron lớp ngoài dùng tạo thành 1 cặp electron chung với một nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử HCl đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: nguyên tử hiđro có 2 electron, còn nguyên tử clo có 8 electron lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là bao nhiêu?


Đáp án:

Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo khí NO. Tổng hệ số các chất sản phẩm trong phương trình hóa học của phản ứng này (số nguyên, tối giản) là: 9

Hướng dẫn giải:

3FeO + 10(NO3)3 + NO + 5H2O

Tổng hệ số các chất sản phẩm là 3 + 1 + 5 = 9

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…