Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có: mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có:

mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là gì?


Đáp án:

Gọi CTPT X là: CxHyOz

x : y : z = mC/12 : mH/1 : mO/16 = 2,24/12 : 0,357/1 : 2/16 = 0,187 : 0,375 : 0,125 = 3 : 6 : 2

⇒ CTĐG: C3H6O2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol


Đáp án:

I. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, kẹp hóa chất.

2. Hóa chất: glixerol, phenol, etanol khan, Na, dd NaOH 10%, dd CuSO4 2%, dd Br2, nước cất.

II. Nội dung và cách tiến hành

Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với Na

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: Ống nghiệm khô, đèn cồn, hộp quẹt.

- Hoá chất: 2ml ancol etilic

2. Cách tiến hành:

- SGK trang 196.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa +H2

Ngọn lửa chuyển sang màu xanh do có khí H2 thoát ra.

Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: 2 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

- Hoá chất: dd CuSO4, dd NaOH 10%, etanol, glixerol.

2. Tiến hành:

- SGK trang 196.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Sản phẩm tạo thành là một phức chất có màu xanh thẫm.

Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước brom

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

- Hoá chất: dd phenol, nước brom.

2. Tiến hành:

- SGK trang 196.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Dung dịch brom mất màu và có kết tủa trắng xuất hiện.

Thí nghiệm 4: Phân biệt etanol, glixerol và phenol

1. Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ: 3 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

- Hoá chất: dd etanol, glixerol và phenol trong 3 lọ không dán nhãn.

2. Tiến hành:

- Dùng Br2 biết phenol, dùng Cu(OH)2 biết glixerol.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Với Phenol:

Dung dịch brom mất màu và có kết tủa trắng xuất hiện.

- Với Glixerol:

Sản phẩm tạo thành là một phức chất có màu xanh thẫm.

 

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán xác định số hiệu nguyên tử dựa vào số hạt p, n, e
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là


Đáp án:
  • Câu A. 17 và 29

  • Câu B. 20 và 26

  • Câu C. 43 và 49

  • Câu D. 40 và 52

Xem đáp án và giải thích
Có ba ống nghiệm: ống A chứa 3 ml nước cất và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa, ống B chứa 3ml nước xà phòng, ống C chứa 3ml nước xà phòng và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa. Cho vào mỗi ống nghiệm 5 giọt dầu ăn, lắc đều. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba ống nghiệm: ống A chứa 3 ml nước cất và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa, ống B chứa 3ml nước xà phòng, ống C chứa 3ml nước xà phòng và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa. Cho vào mỗi ống nghiệm 5 giọt dầu ăn, lắc đều. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.


Đáp án:

Ống nhiệm 1 : phân thành hai lớp : dầu ăn ở trên và dung dịch canxi clorua ở dưới do dầu ăn là phân tử không phân cực, không tan vào dung môi có cực ( nước, CaCl2)

Ống nghiệm 2 : đồng nhất do dầu ăn tan vào trong xà phòng.

Ống nghiệm 3 : phân thành 2 lớp và có kết tủa xuất hiện. Nguyên nhân là do xà phòng có kết tủa với ion Ca+ và bị mất tác dụng nên không hòa tan được vào dầu ăn.

Xem đáp án và giải thích
Một hợp kim có cấu tạo tinh thể hỗn hợp Cu - Zn để trong không khí ẩm. Hãy cho biết hợp kim bị ăn mòn hoá học hay điện hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hợp kim có cấu tạo tinh thể hỗn hợp Cu - Zn để trong không khí ẩm. Hãy cho biết hợp kim bị ăn mòn hoá học hay điện hoá học.



Đáp án:

Hợp kim bị ăn mòn điện hoá học.

Zn là điện cực âm, bị ăn mòn. Cu là điện cực dương không bị ăn mòn.

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 50 ml dung dịch X chứa 3,51 gam hỗn hợp saccarozơ và glucozơ phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 2,16 gam Ag. Đun nóng 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ mol của glucozơ có trong dung dịch Y là ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 50 ml dung dịch X chứa 3,51 gam hỗn hợp saccarozơ và glucozơ phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 2,16 gam Ag. Đun nóng 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ mol của glucozơ có trong dung dịch Y là ?


Đáp án:

nAg = 0,02 mol

⇒ nglucozơ = 0,01 mol

⇒ msaccarozơ =(3,51 - 180.0,01) : 312 = 0,005 mol

Trong 100g dung dịch X: nglucozơ = 0,02 mol; nsaccarozơ = 0,01 mol

Saccraozơ → glucozơ + fructozơ

⇒ nglucozơ = 0,02 + 0,01 = 0,03 mol

CM glucozơ = 0,03 : (0,1 + 0,1) = 0,15

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…