Câu A. HNO3.
Câu B. Ca(OH)2. Đáp án đúng
Câu C. H2SO4.
Câu D. NaCl.
Đáp án B. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là giảm nồng độ của ion Ca2+, Mg2+. Nước cứng chứa Ca2+, Mg2+, HCO3, là nước cứng tạm thời. Khi thêm Ca(OH)2 vừa đủ vào nước cứng vào thì xảy ra phản ứng : OH- + HCO3- → CO3(2-) + H2O. Ca2+ + CO3(2-) → CaCO3 ↓. Mg2+ + CO3(2-) → MgCO3 ↓. Lọc bỏ kết tủa thu được nước mềm.
Cho lên men 1m3 rỉ đường, sau đó chưng cất thu được 60 lít cồn 96o. Tính khối lượng glucozo có trong 1m3 nước rỉ đường glucozo trên, biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%
Phản ứng lên men: C6H12O6 lên men→ 2C2H5OH + 2CO2 (1)
Thể tích C2H5OH trong cồn 96o là 96:100.60 = 57,6 (lít)
D(C2H5OH) = 0,789 (g/ml) = 0,789 kg/lít
Vậy khối lượng etanol nguyên chất là m = 57,6.0,789 (kg)
Theo (1) cứ 180 (g) glucozo → 2.46 (g) etanol
86,92 kg <- 57,6.0,789 (kg) etanol
Do H = 80% → khối lượng glucozo có trong 1m3 nước rỉ đường là:
86,92.100:80 = 108,7 (kg)
Thực hành: Tính chất của gluxit
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac
Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.
Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic C6H12O7.
PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.
Ag2O thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.
2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
- Bước 1: Cho 3 mẫu thử chứ các dung dịch glucozơ, saccarozơ, tinh bột lần lượt tác dụng với dung dịch iot.
Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra.
Giải thích: - Iot làm xanh hồ tinh bột
- Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ.
PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.
Giải thích: Glucozo có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozo thành axit gluconic và tạo tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.
Điền tên hạt nào tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây (chép vào ở bài tập):
a) ... và ... có điện tích như nhau, chỉ khác dấu.
b) …. và …. có cùng khối lượng, còn …. có khối lượng rất bé, không đáng kể.
c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số …. trong hạt nhân.
d) Trong nguyên tử ... luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp.
a) proton; electron.
b) proton; nơtron; electron.
c) proton.
d) các electron.
Một oxit của photpho có phân tử khối là 142đvC. Công thức hóa học của oxit là gì?
Gọi x là hóa trị của P
Công thức oxit của P là P2Ox
=> 62 + 16x = 142 => x = 5
Vậy công thức của oxit là P2O5.
Cho 17g H2S tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được 1 đơn chất. Tính khối lượng đơn chất thu được?
K2Cr2O7 + 3H2S + H2O → 2Cr(OH)3 + 3S + 2KOH
nH2S = 0,5 mol
nS = nH2S = 0,5 mol => mS = 0,5. 32 = 16g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet