Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Tìm m?
Hỗn hợp sau phản ứng phản ứng với NaOH → sau khi nung nóng hỗn hợp có Al dư. Chất rắn Y gồm Al dư; Fe; Al2O3
Phần 2: Áp dụng định luật bảo toàn electron:
3.nAl dư = 2.nkhí → nAl dư = (0,0375.2):3 = 0,025 mol
Phần 1: Áp dụng định luật bảo toàn electron:
2.nFe + 3.nAl dư = 2.nkhí → nFe = (2.0,1375 – 3.0,025):2 = 0,1 mol
→ Số mol Fe trong Y = 0,1.2 = 0,2 mol
2Al (0,2) + Fe2O3 (0,1) → Al2O3 + 2Fe (0,2 mol)
nAl ban đầu = nAl pư + nAl dư → 0,2 + 0,025.2 = 0,25 mol
m = 0,25.27 + 0,1.160 = 22,75 gam.
Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được mH2O: mCO2 = 33:88 . Tìm công thức phân tử của X
Ta có: mH2O: mCO2 = 33:88 ⇒ H: C = 11: 6
⇒ X là C12H22O11
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nguội), thu được 6,72 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol); nSO2 =6,72/22,4 = 0,3 (mol)
Bảo toàn electron:
3nAl = 2nH2 ; 2nCu = 2nSO2
⇒ nAl = 0,2; nCu = 0,3 ⇒ m = 0,2.27 + 0,3.64 = 24,6 (gam)
Hòa tan 1,44 gam một kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là gì?
Gọi kim loại cần tìm là R. Các PTHH:
R + H2SO4 → RSO4 +H2 (1)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O (2)
Số mol H2SO4 là nH2SO4 = 0,15.0,5 = 0,075 (mol);
Số mol NaOH là nNaOH = 0,03.1 = 0,03 (mol)
Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M.Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6l khí H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300ml NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng
nNa+ = nOH- = nNaOH = 0,6M
X + NaOH → dung dịch Y(Mg2+;Fe2+;H+ dư;Cl-)
NaOH + Y: Mg2+; Fe2+ kết tủa với OH- .
⇒ dung dịch thu được sau phản ứng chỉ chứa Na+ và Cl-.
⇒ nCl- = nNa+=0,6⇒ VHCl=0,6: 2= 0,3lít
Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị mấy?
- Xét hợp chất PH3:
H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.
Theo quy tắc hóa trị có: 1.a = 3.I ⇒ a = III.
- Xét hợp chất P2O3:
O có hóa trị II, gọi hóa trị của P là b.
Theo quy tắc hóa trị có: 2.b = 3.II ⇒ b = III.
Vậy trong các hợp chất PH3 và P2O3 thì P có hóa trị III.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB