Nung 54,4 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2 và KHCO3, (trong đó KHCO3 chiếm 40,66% về khối lượng) đến khối lượng không đổi thì thu được hỗn hợp chất rắn X. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối lớn nhất trong X là:
Giải
Ta có: m KHCO3 = 54,4.40,66% = 22g → n KHCO3 = 0,22 mol
→ m Ca(HCO3)2 = 54,4 – 22 = 32,4g → nCa(HCO3)2= 32,4 : 162 = 0,2 mol
Rắn X gồm CaO và K2CO3
BTNT → nCaO = 0,2 mol; nK2CO3 = 0,22 : 2 = 0,11 mol
→ mCaO = 0,2.56 = 11,2g
→ mK2CO3= 0,11.138 = 15,18g
→ %m K2CO3 = (15,18.100) : 26,38 = 57,54%
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 275 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 50g kết tủa. Tính giá trị của m?
Số mol CO2 = 2nCa(HCO3)2 + nCaCO3 = (2.50)/100 + 275/100 = 3,75 mol
(C6H10O5)n + nH2O → 2nC2H5OH + 2nCO2
162 <-----------------------------------2
m ---------------------------------------3,75
=> m = (162.3,75.100) : (2.81) = 375g
Khi phân hủy thuốc tím KMnO4 (chất rắn, màu tím đậm) ở nhiệt độ cao, thuốc tím phân hủy thành kali mangannat K2MnO4 (rắn), mangan đioxit MnO2 (rắn) và khí oxi.
- Viết phương trình hoá học của phản ứng trên.
- So sánh khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng với khối lượng của chất rắn ban đầu. Giải thích.
Phương trình hoá học:
Khối lượng của chất rắn sau khi phản ứng nhỏ hơn khối lượng của chất rắn ban đầu vì mất đi một lượng khí oxi hay ta có phương trình về khối lượng của các chất phản ứng và sản phẩm phản ứng như sau:
mchất phản ứng = mchất rắn sau phản ứng + mchất khí
mchất rắn sau phản ứng = mchất phản ứng - mchất khí
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Khối lượng phân tử của X là
Câu A. 886
Câu B. 890
Câu C. 884
Câu D. 888
Lấy ba thí dụ phản ứng phân hủy là loại phản ứng oxi hóa – khử và ba thí dụ phản ứng phân hủy không là loại phản ứng oxi hóa – khử.
Dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt dung dịch các chất trong các dãy sau bằng phương pháp hoá học.
a) Saccarozơ, mantozơ.
b) Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha
a) Cho trong dung dịch vào 2 ống nghiệm chứa saccarozơ và mantozơ rồi đun nóng, ống nghiệm nào có bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm trong sáng bóng (phản ứng tráng bạc) là ống nghiệm chứa mantozơ, còn dung dịch trong ống nghiệm kia không phán ứng là saccarozơ.
b) Đường củ cải chứa saccarozơ, đường mạch nha chứa mantozơ. Cho 3 dung dịch trên vào 3 ống nghiệm chứa và đun nóng, ống nghiệm cho dung dịch màu xanh lam là ống nghiệm chứa saccarozơ, ống nghiệm có kết tủa màu đỏ gạch chứa đường mạch nha, còn ống nghiệm không có hiện tượng gì chứa ancol etylic.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Phân tử mantozơ (đường mạch nha) do hai gốc glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Nhóm "OH'', hemiaxetal ở gốc glucozơ thứ 2 trong phân tử mantozơ còn tự do nên trong dung dịch, gốc này mở vòng tạo ra nhóm , vì vậy phân tử mantozơ tác dụng được với khi đun nóng cho kết tủa màu đỏ gạch.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB