Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4(đặc nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4(đặc nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là bao nhiêu?


Đáp án:

Các chất là FeCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, HCl

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thuỷ phân 37 gam hai este cùng công thức phân từ C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140°C, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân 37 gam hai este cùng công thức phân từ C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140°C, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là


Đáp án:

neste= 0,5 mol ⇒ nNaOH phản ứng = nancol = 0,5 mol

Phản ứng tách nước, ta có: nH2O = nancol/2 = 0,25 mol

Bảo toàn khối lượng : mancol = 14,3 + 18.0,25 = 18,8 gam

mmuối =meste +mNaOH – mancol = 37 +0,5.40 – 18,8 =38,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Công thức phân tử của toluen là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Công thức phân tử của toluen là gì?


Đáp án:

Công thức phân tử của toluen là C7H8

Xem đáp án và giải thích
Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch một trong những muối sau: AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, ZnCl2, NaNO3. Hãy cho biết a. trường hợp nào xảy ra phản ứng? Vai trò của những chất tham gia? b. Viết phương trình hóa học của phản ứng dưới dạng ion thu gọn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch một trong những muối sau: AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, ZnCl2, NaNO3. Hãy cho biết

a. trường hợp nào xảy ra phản ứng? Vai trò của những chất tham gia?

b. Viết phương trình hóa học của phản ứng dưới dạng ion thu gọn


Đáp án:

a. Các trường hợp xảy ra phản ứng

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2+ Cu

Vai trò của Fe là chất khử: Fe → Fe2+ + 2e

Cu2+, Pb2+ là chất oxi hóa:

Cu2+ + 2e → Cu

Pb2+ + 2e → Pb

b. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. (b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. (c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một. (d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2. (e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. (f) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.


Đáp án:

– Sự phá hủy kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên được gọi là sự ăn mòn kim loại.

– Ba ví dụ: Thanh sắt trong bếp lò than bị ăn mòn. Các cầu như cầu Tràng Tiền, cầu Long Biên ... bị gỉ nên hàng năm phải sơn lại cầu. Vỏ tàu thủy bị ăn mòn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…