Những biện pháp phải thực hiện để đập tắt sự cháy? Tại sao thực hiện được các biện pháp ấy thì sẽ dập tắt được sự cháy?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Những biện pháp phải thực hiện để đập tắt sự cháy? Tại sao thực hiện được các biện pháp ấy thì sẽ dập tắt được sự cháy?


Đáp án:

Những biện pháp phải thực hiện để dập tắt sự cháy:

-Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

-Cách li chất cháy với khí oxi.

Các biện pháp này phải làm đồng thời và có vậy thì sẽ dập tắt được sự cháy.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol CH4 là x mol ⇒ nCO = 2x; nC3H6 = 20 – 3x

Bảo toàn C:

nCO2 = 3.(20 – 3x) + 2x + x = 24 ⇒ x = 6 mol

⇒ mX = mCO + mCH4 + mC3H6 = 12. 28 + 6.16 + 2.42 = 516

⇒ MX = 516 : 20 = 25,8 ⇒ dX/H2 = 12,9

Xem đáp án và giải thích
Đun 5,3 gam hỗn hợp X gồm hai ancol A, B (MA < MB) với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được 3,86g hỗn hợp Y gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp Y thu được 0,25 mol CO2 và 0,27 mol H2O. Mặt khác, đun 5,3 gam hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140°C thì thu được 2,78 gam hỗn hợp Z gồm 3 ete có tỉ khối so với H2 là 139/3. Hiệu suất phản ứng tạo ete của A và B lần lượt là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đun 5,3 gam hỗn hợp X gồm hai ancol A, B (M< MB) với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được 3,86g hỗn hợp Y gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn 3,86g  hỗn hợp Y thu được 0,25 mol CO2 và 0,27 mol H2O. Mặt khác, đun 5,3 gam hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140°C thì thu được 2,78 gam hỗn hợp Z gồm 3 ete có tỉ khối so với H2 là 139/3. Hiệu suất phản ứng tạo ete của A và B lần lượt là


Đáp án:

Giải

Ta có 2 ancol A, B là hai đồng đẳng kế tiếp nhau.

Áp dụng ĐLBTKL : mX = mH2O + mY

=> mH2O = mX – mY = 5,3 – 3,86 = 1,44 gam

=> nH2O = 1,44 : 18 = 0,08 mol

Ta có: CTCTTQ của 2 ancol là CnH2n+2O

Nếu ta đốt cháy 5,3g X thì ta có : nX = 0,27 + 0,08 – 0,25 = 0,1

=>Ctb = 0,25 : 0,1 = 2,5

nancol tb = 5,3 : (14n + 18) = 5,3 : 53 = 0,1 mol

Ta có : 2 ancol cần tìm là C2H5OH : 0,05 mol và C3H7OH : 0,05 mol

Giải thích: 46x + 60y = 5,3 (1) và x + y = 0,1 (2)

Từ (1), (2) => x = y = 0,05 mol

Gọi số mol các ancol bị ete là C2H5OH : a mol và C3H7OH : b mol

nete = nH2O sinh ra = (2,78.3) : (139.2) = 0,03 mol

 → a + b = 0,06 (*)

BTKL: 46a + 60b = 2,78 + 0,03.18 (**)

Từ (*), (**) => a = 0,02 mol và y = 0,04 mol

=> %HA = 40%, %HB = 80%

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 4,66g oxit. Cho toàn bộ lượng oxit này tác dụng với dung dịch axit H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml). Tính thể tích H2SO4 cần dùng tối thiểu 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 4,66g oxit. Cho toàn bộ lượng oxit này tác dụng với dung dịch axit H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml). Tính thể tích H2SO4 cần dùng tối thiểu 


Đáp án:

mO = moxit - mkim loại = 4,66 - 3,86 = 0,8g

nO = 0,8/16 = 0,05 mol

nO = 2nH+ = nH2SO4 = 0,05 mol

V = (0,05. 98. 100)/(20. 1,14) = 21,5 ml

Xem đáp án và giải thích
Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẩu phenol, lắc nhẹ. Mẩu phenol hầu như không đổi. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch natrihiđroxit, lắc nhẹ, thấy mẩu phenol tan dần. Cho khí cacbonic sục vào dung dịch vẩn đục. Giải thích các hiện tượng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẩu phenol, lắc nhẹ. Mẩu phenol hầu như không đổi. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch natrihiđroxit, lắc nhẹ, thấy mẩu phenol tan dần. Cho khí cacbonic sục vào dung dịch vẩn đục. Giải thích các hiện tượng trên.



Đáp án:

- Mẩu phenol hầu như không đổi vì phenol rất ít tan trong nước ở điều kiện thường.

- Khi thêm dd natri hiđroxit, phenol “ tan” là do đã phản ứng với natri hiđroxit tạo ra muối natri phenolat tan trong nước :

 

-Khi cho khí cacbonic sục vào dd thấy vẩn đục là do phản ứng :

 

Phenol là một axit rất yếu, nó bị axit cacbonic ( cũng là một axit yếu) đẩy ra khỏi dd muối




Xem đáp án và giải thích
Chất kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho Ca(OH)2 vào dung dịch Na2CO3 hiện tượng hoá học là

Đáp án:
  • Câu A. không thấy hiện tượng.

  • Câu B. thấy xuất hiện kết tủa trắng.

  • Câu C. thấy có hiện tượng sủi bọt khí.

  • Câu D. thấy có kết tủa xanh tạo thành.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…